Để trở thành nhân viên lập trình chuyên nghiệp mà bất kỳ dân ngành nào cũng mong muốn để sở hữu được mức lương như ao ước và nâng tầm giá trị bản thân. Nhưng sự thật thì nhiều người mặc dù đi làm lâu năm nhưng vẫn có phần kém chuyên nghiệp trong việc làm. Vậy làm sao để trở thành nhân viên chuyên nghiệp? Hãy theo dõi chúng tôi, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức mà bạn cần.
Mục lục
Cơ hội nếu trở thành 1 nhân viên lập trình chuyên nghiệp
Một khi đã trở nên chuyên nghiệp trong công việc và chuyên môn của mình, các bạn nhân viên lập trình sẽ có được rất nhiều lợi thế. Cụ thể như:
- Được cấp trên chú ý: Nếu được cấp trên chú ý, bạn sẽ nhận được nhiều lợi thế trong công việc, chẳng hạn được giao cho 1 dự án quan trọng. Hay là được xem xét để đề cử bạn vào những vị trí cao hơn.
- Nâng tầm giá trị bản thân: Khi trở nên chuyên nghiệp, tức là bạn đã lên một tầm cao mới với nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên môn hơn. Điều này sẽ làm bạn có giá hơn trong mắt cấp trên, khách hàng, đồng nghiệp của mình.
- Cơ hội thăng tiến cao hơn: Chuyên nghiệp sẽ được mọi người chú ý và ghi nhận. Cấp trên của bạn cũng thấy điều này. Vì vậy, bạn có cơ hội thăng tiến cao hơn và được đề cử vào những vị trí yêu cầu tính chuyên nghiệp hơn.
- Nhận được mức lương xứng đáng: Khi bạn chuyên nghiệp trong công việc, đồng nghĩa với việc bạn đã trở nên có giá hơn. Bạn làm được nhiều việc hơn và tất nhiên, thù lao mà bạn nhận cũng sẽ cao hơn, xứng đáng với những gì bạn bỏ ra.
Những điều không nên làm khi muốn trở thành nhân viên lập trình chuyên nghiệp
Không ít những người đi làm lâu năm đã thể hiện rõ sự thiếu chuyên nghiệp của mình trong một vài tình huống. Điều này làm họ mất điểm trong mắt đồng nghiệp cũng như cấp trên của mình, thậm chí có thể gây ấn tượng xấu với khách hàng. Vì vậy, dù là nhân viên mới hay các nhân viên “lâu đời” cũng phải luôn làm mới bản thân và thật chuyên nghiệp trong nghề nghiệp. Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê một vài điều không nên làm để trở thành 1 nhân viên lập trình chuyên nghiệp nhé:

Không học hỏi và nâng cấp bản thân
Các nhân viên chính thức và làm được việc thường có suy nghĩ rằng: bản thân chỉ cần làm đúng những việc mình được giao là ổn rồi. Nhưng thực tế lại không phải vậy, thử nghĩ mà xem, nếu bạn làm tốt công việc của mình không thôi, bạn sẽ cứ mãi dậm chân tại chỗ, không phát triển được và thậm chí là lạc hậu hơn so với những người mới.
Nhiều người coi nhẹ việc trau dồi kiến thức chuyên môn vì lầm tưởng rằng kiến thức chuyên môn mà họ học được đủ dùng cho công việc. Có học thêm cũng chẳng để làm gì, và họ nghĩ rằng cứ lặp đi lặp lại công việc mình thường làm theo cách thường làm thì ngày càng trở nên chuyên nghiệp. Nhưng, họ chưa biết rằng, nếu chỉ làm việc theo cách thông thường như vậy, sẽ khiến họ trở nên nhàm chán trong công việc, thậm chí là lạc hậu hơn trong phương thức làm việc mới của những người khác.
Cho dù bạn đang ở vị trí công việc nào thì không học hỏi luôn là điều tồi tệ mà bạn thường mắc phải. Không chịu học hỏi và tiếp thu từ xung quan thì bạn sẽ không được tiến bộ và khó mà vươn tới đỉnh cao công việc được. Hơn nữa, nếu không nâng cấp bản thân, bạn sẽ khó đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của công việc. Riêng đối với ngành CNTT mà nói, việc học hỏi và trau dồi kiến thức mới để theo kịp thời đại là điều rất quan trọng. Nếu không học hỏi từ xung quanh để trang bị cho mình những kiến thức phù hợp thì bạn có thể bị đào thải.
Bạn có thể học hỏi những điều mới xung quanh, từ đồng nghiệp, cấp trên, các chuyên gia, thậm chí là cấp dưới của mình. Nếu thành công, bạn sẽ có được những bài học và kinh nghiệm vô giá đấy nhé!
Ngoài ra, bạn cũng nên chăm chỉ trau dồi và nâng cấp trình độ ngoại ngữ của mình. Nếu chưa trang bị cho mình ngoại ngữ nào, thì chúng tôi khuyên bạn nên có ít nhất 1 ngoại ngữ và chăm chú trau dồi chúng trong suốt quá trình làm việc. Và nếu đã có trình độ ngoại ngữ, bạn cũng đừng tự tin quá mức mà bỏ qua việc trau dồi và phát triển chúng thường xuyên nhé! Nếu có mà không trau dồi thì lâu dần bạn cũng sẽ mất đi, còn nếu không có mà còn không học thì sẽ lạc hậu và bị đào thải nhanh chóng dù bạn có giỏi đến đâu.
Không tiếp thu và chấp nhận lỗi sai
Đây là lỗi cơ bản mà rất nhiều người mắc phải ngay cả khi vừa mới vào làm, hoặc ngay cả khi đã làm lâu trong nghề IT. Thường thì các bạn vừa làm sẽ biện minh cho cái sai của mình và đổ lỗi cho người khác, việc khác. Hoặc những người đã đi làm lâu, họ luôn chắc chắn rằng mình đúng vì đã có kinh nghiệm, cố chấp không nhận và cho rằng việc đó họ cũng từng làm và làm rất nhiều lần nên chắc chắn đúng.
Việc không tiếp thu ý kiến và cố chấp không nhận lỗi sai sẽ khiến các nhân viên lập trình dù mới làm hay đã làm lâu đánh mất cơ hội phát triển và trở nên kém chuyên nghiệp. Điều này sẽ kìm hãm sự hiểu biết của các bạn đó: Sai thì vẫn sẽ sai tiếp, kém thì vẫn kém tiếp.
Vì vậy, bạn nên né điều này trong quá trình làm việc của mình. Nếu né được, nó sẽ giúp cho bạn phát triển hơn và trông chuyên nghiệp hơn trong chuyên môn của mình, được mọi người yêu quý và đóng góp ý kiến cho những cái sai sau. Từ đó bán sẽ có cơ hội phát triển bền lâu hơn trong công việc của mình.
Không có mục tiêu, định hướng nghề nghiệp rõ ràng
Vấn đề này thường xảy ra đối với các bạn đang còn là nhân viên lập trình. Các bạn vẫn chưa vạch ra được cho mình kế hoạch cụ thể cho nghề nghiệp trong tương lai của mình. Điều này làm bạn mơ hồ và cứ làm mãi một vị trí công việc, dậm chân tại chỗ và không phát triển được.
Bạn cần nhìn nhận lại quá trình của mình và xây dựng 1 định hướng cụ thể trong tương lai gần và tương lai xa. Hãy tự hỏi lại bản thân liệu đã thực sự coi trọng và dành nhiều thời gian để suy nghĩ về công việc tương lai của mình đủ nhiều hay chưa.
Nếu làm việc đủ lâu rồi mà bạn vẫn chưa có mục tiêu, định hướng nghề nghiệp trong tương lai của mình thế nào thì trông thật kém chuyên nghiệp đúng không nào? Vì vậy bạn nên định hướng được những gì mình cần làm trong tương lai, xây dựng 1 kế hoạch làm việc cụ thể từ những việc cần làm và những việc sẽ làm. Khi có định hướng rõ ràng, bạn sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn trong khi thực hiện những điều trong kế hoạch mà bạn đã lập sẵn.
Không có thái độ tốt trong công việc
Thái độ là cái ngoài mặt đầu tiên mà người ta nhìn thấy khi gặp bạn. Đây cũng là yếu tố tiên quyết tạo nên thành công của 1 nhân viên lập trình. Người ta có thể dự đoán con người bạn thông qua thái độ bên ngoài.
Bạn có chuyên nghiệp hay không người ta cũng sẽ đánh giá được thông qua thái độ làm việc. Với 1 người luôn có thái độ cáu gắt và hành xử thái quá sẽ làm cho người khác cảm thấy khó chịu. Bạn phải luôn hiểu rằng, đối với ai thì bạn cũng nên giữ 1 thái độ tốt, đừng phân biệt đối xử giữa dự án lớn – dự án nhỏ; cấp trên – cấp dưới. Làm như vậy thì trông bạn rất kém chuyên nghiệp đấy.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên rèn luyện cho mình thái độ bình tĩnh khi gặp các sự cố bất ngờ, hay những trường hợp không như mong muốn. Khi bình tĩnh thì bạn mới giải quyết chúng cách linh hoạt và ổn thỏa được. Bạn nên rèn luyện cho mình những kỹ năng giải quyết vấn đề để không bị luống cuống khi gặp trục trặc trong công việc, dự án đang làm
Không quản lý thời gian hiệu quả
Quản lý thời gian hiệu quả chính là cách bạn sắp xếp và thực hiện tất cả công việc của mình cách ổn thỏa và cân bằng tốt thời gian công việc và thời gian cá nhân. Rất nhiều người bỏ qua việc sắp xếp thời gian cho từng công việc, họ thường bạ đâu làm đấy, hoặc chờ tới hạn cuối cùng mới thực hiện. Điều này làm cuộc sống của bạn không cân bằng và xảy ra tình trạng quá tải khi phải làm nhiều dự án cho đúng hạn cùng 1 lần.
Khi luống cuống, bạn sẽ thường xuyên mắc các lỗi sai và hoàn thành công việc cách qua loa. Mà đây là biểu hiện rõ ràng của 1 người không chuyên nghiệp. Vì vậy, bạn hãy tập dần thói quen quản lý thời gian của mình hiệu quả, và thực hiện chúng đúng như dự định để trở nên chuyên nghiệp hơn nhé!
Ngoài ra, để trở nên 1 nhân viên lập trình chuyên nghiệp, bạn cũng nên tỏ ra chuyên nghiệp trong cả trang phục thường ngày, cũng như trong cách giao tiếp với những người xung quanh. Bạn nên sẵn sàng thái độ tích cực trong mọi công việc, với đồng nghiệp, kể cả cấp dưới…
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về những điều nên “né” để trở thành 1 nhân viên lập trình chuyên nghiệp. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn chuyên nghiệp hơn trong công việc và nâng giá bản thân. Chúc bạn sớm thăng tiến trong nghề nghiệp nhé!