Thực tập sinh IT

5 lưu ý đặc biệt cần nắm rõ khi làm thực tập sinh IT ở các doanh nghiệp

Trở thành thực tập sinh IT là một trong những cách tốt nhất để sinh viên ngành công nghệ thông tin và những người đam mê với ngành này học hỏi những kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Đồng thời tạo nền tảng vững chắc để trở thành một chuyên viên IT trong tương lai.

Trong bài viết này mình sẽ điểm qua 5 lưu ý đặc biệt cần nắm rõ khi làm thực tập sinh IT ở các doanh nghiệp để bạn tham khảo.

Mục lục

Thực tập sinh IT là gì?

Thực tập công nghệ thông tin được hiểu là công việc dành cho các bạn sinh viên đang đi học, sinh viên năm cuối, sinh viên đang chờ tốt nghiệp… với các chuyên ngành về công nghệ thông tin. Thực tập công nghệ thông tin thường sẽ được ứng tuyển vào rất nhiều các vị trí khác nhau trong các công ty làm về công nghệ thông tin. Mục đích là để học hỏi kiến thức và các kinh nghiệm thực tế trong công việc. 

Thực tập công nghệ cũng rất phù hợp với những bạn dù không theo ngành nhưng có mong muốn theo đuổi ngành này. Bạn có thể lựa chọn vị trí thực tập để học hỏi và tích lũy thêm kiến thức cũng như kỹ năng trong một ngành cực kì phát triển như công nghệ thông tin. Có khá nhiều tiêu chí để phân loại thực tập.

  • Dựa theo thời gian làm việc có, thực tập sinh IT toàn thời gian và thực tập sinh IT part time
  • Dựa theo tính chất, mục đích thực tập có, thực tập nhận thức, thực tập tích lũy, thực tập sinh it helpdesk, thực tập tốt nghiệp, thực tập tại nước ngoài…

Mức lương của thực tập công nghệ thông tin thường sẽ được nhà tuyển dụng trao đổi với các ứng viên cụ thể trong buổi phỏng vấn. Tùy thuộc vào năng lực của từng bạn sẽ có những mức lương thực tập khác nhau.

Công việc của một thực tập sinh IT

Thực tập sinh IT sẽ hỗ trợ đội ngũ nhân viên IT trong quá trình xử lý các sự cố liên quan đến phần cứng, phần mềm và các hệ thống công nghệ thông tin khác. Họ cũng sẽ phải giải quyết vấn đề liên quan đến các thiết bị sử dụng trong công ty như máy in, máy tính, máy chủ, …

Cụ thể như sau:

  • Hỗ trợ cài đặt phần cứng, phần mềm máy tính.
  • Cấu hình phần mềm trên máy tính để bàn và laptop.
  • Hỗ trợ phân tích và xử lý các vấn đề liên quan đến phần cứng, phần mềm.
  • Lắp đặt dây cab mạng và đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả.
  • Hỗ trợ thực hiện công việc chuyển đổi dữ liệu.
  • Hỗ trợ quản lý kho phần cứng, phần mềm.
  • Bảo dưỡng phần cứng, phần mềm định kỳ.
  • Tham gia phát triển các ứng dụng phần mềm.
  • Phát hiện, tìm hiểu và nghiên cứu cách thức xử lý các sự cố liên quan đến máy tính.
  • Xử lý các sự cố liên quan đến máy tính, máy in, máy quét,…
  • Tiếp nhận yêu cầu và hỗ trợ từ nhân viên hoặc khách hàng đối với những vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin và lên phương án xử lý.
  • Quản lý hồ sơ, đảm bảo đầy đủ thiết bị IT để phục vụ cho hoạt động vận hành của công ty.
  • Viết báo cáo về các vấn đề gặp phải và gửi lên quản lý, người hướng dẫn trực tiếp.
  • Hỗ trợ thiết lập các hoạt động đào tạo cho người dùng cuối.

Đọc thêm: Hướng dẫn cách “săn” việc làm IT cho sinh viên mới ra trường

5 lưu ý đặc biệt cần nắm rõ khi làm thực tập sinh IT ở các doanh nghiệp

Tìm hiểu kỹ công ty mình sắp làm việc

Thực tập là cơ hội vàng để bạn bắt đầu trải nghiệm nghề nghiệp cũng là những viên gạch đầu tiên xây dựng sự nghiệp. Vì thế, hãy lựa chọn và tìm hiểu đầy đủ thông tin về công ty mà bạn sắp làm việc. Sau khi chọn được công ty, hãy tìm hiểu tất cả những thông tin có thể biết về họ.

Mỗi ngày bạn sẽ ở với những người đồng nghiệp (mà nếu may mắn sẽ trở thành những người bạn mới) từ 8 đến 10 tiếng/ngày. Làm sao có thể dành 1/3 thời gian trong ngày với những người bạn không quen biết? Tìm hiểu và cố gắng xây dựng những mối quan hệ thân thiện với họ nhất có thể. Điều này không chỉ phục vụ cho công việc mà còn giảm thiểu những rắc rối trong công việc nhiều nhất có thể.

Quan sát và chủ động tìm hiểu công việc

Khi đi thực tập, bạn sẽ thấy mọi thứ sẽ khác rất nhiều so với những gì bạn đã được học ở trường. Bởi đây là một thế giới thực tế. Những đồng nghiệp của bạn biết bạn là một nhân viên mới và muốn giúp đỡ bạn. Nhưng họ không thể dành nhiều thời gian giải thích mọi thứ cho bạn biết.  Mọi thứ bạn phải hoàn toàn chủ động, đừng đợi đến lúc được giao việc mới bắt tay vào làm. 

Trong quá trình thực tập, bạn sẽ có rất nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu, công việc. Hãy tận dụng khoảng thời gian đó để tìm hiểu, quan sát xem đội nhóm hay phòng ban của bạn đang làm những công việc gì, và bạn giúp gì được cho họ. Quan sát những đồng nghiệp của bạn nói chuyện với nhau như thế nào? Họ đối xử với cấp trên ra sao? Đâu là những mục tiêu và mối quan tâm lớn của họ? Học hỏi văn hóa công sở và văn hóa giao tiếp với khách hàng thông qua họ. Bạn sẽ học hỏi được rất nhiều trong quá trình quan sát.

Đừng ngại đặt câu hỏi

Nó không bao giờ là một câu hỏi ngu ngốc nếu như bạn không hiểu điều gì đó hoặc cần làm rõ thêm, mãi mãi hỏi. Việc đặt các câu hỏi cho chúng ta thấy bạn tò mò và thực sự quan tâm đến chất lượng công việc của mình. Bạn muốn mọi thứ được thực hiện đúng, cũng giống như muốn bài bản và có sự hiểu biết rất đầy đủ. Mặt khác, nó luôn luôn tốt hơn là tự mình suy đoán. hơn nữa, thực tập là một cơ hội để học hỏi từ những người khác, bởi vậy hãy tận dụng nó.

Làm việc có trách nhiệm

Đừng chỉ thực hiện đúng giờ rồi về. Thay vào đó, hãy tiếp tục thực hiện công việc về các dự án ngày cả khi ở nhà. Tìm mọi cách để hoàn thành công việc được giao như thể mình là nhân viên chính thức của công ty. Tìm hiểu mọi khía cạnh của công việc ấy, chỉ nói “không thể”, “không có”, “không tìm thấy” chỉ khi đã tìm kiếm, tìm hiểu thông tin nhiều ngày trời, tìm trên internet, tìm qua người quen…

Bạn cần biết công việc được tổ chức như thế nào, cần nắm vững những kiến thức và kỹ năng của một nhân viên hỗ trợ. Chính vì vậy hãy nhìn thấy yếu tố tích cực trong mọi công việc được giao, rèn luyện sự nhẫn nại. Mọi cuốn sách, mọi tình huống thực hành trên lớp, offline chỉ là lý thuyết cho đến khi bạn tự nhúng mình trọn vẹn vào môi trường làm việc chuyên nghiệp và làm quen nhanh nhất với tốc độ của con tàu cao tốc – Công ty bạn thực tập

Đừng quá đặt nặng vấn đề lương hay trợ cấp

Thông thường các công ty, doanh nghiệp đều hỗ trợ lương, trợ cấp cho thực tập sinh. Nhiều hay ít tùy thuộc vào từng công ty, vị trí thực tập và khả năng của các bạn thực tập sinh. Nếu các bạn làm ở các công ty lớn thì trợ cấp thường cao hơn. Đơn giản là do tài chính của các công ty lớn thường chủ động hơn so với các công ty nhỏ.

Chúng tôi khuyên các bạn đừng đặt nặng vấn đề tiền lương trong giai đoạn này. Hãy xem nếu làm ở doanh nghiệp đó bạn sẽ học được gì? Làm việc ở đó có giúp các bạn giỏi hơn không, mở mang đầu óc hơn không? Nó có giúp ích gì được cho kiến thức của bạn trong tương lai không? Hay chỉ đơn giản là làm việc ở đó bạn có thấy thoải mái hay không?

Thời gian là những gì rất quý giá khi các bạn tham gia thực tập. Đừng vì vài ba đồng tiền lương mà chọn một công việc nhàn hạ. Nó chẳng giúp bạn học hỏi được gì. Để khi nhìn lại bạn lại tiếc rằng mình đã lãng phí từng đó thời gian.

Tổng kết

Trên đây là  5 lưu ý đặc biệt cần nắm rõ khi làm thực tập sinh IT ở các doanh nghiệp mà mình đúc kết ra được. Tất nhiên là còn nhiều điều nữa. Hi vọng là với những đã chia sẻ ngày hôm nay có thể giúp các bạn có cái nhìn rõ ràng hơn khi có dự định ứng tuyển vào các vị trí thực tập sinh. Hẹn gặp các bạn trong các bài viết tiếp theo 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *