7 điều mà nhà tuyển dụng không nói khi tuyển lập trình viên

7 điều mà doanh nghiệp không bao giờ nói với bạn khi tuyển lập trình viên

Ngành lập trình viên đang ngày càng trở nên thu hút nhiều ứng viên hơn vì mức thu nhập cũng như nhu cầu của thị trường, tỉ lệ cạnh tranh của ngành cũng trở nên khắc nghiệt hơn. Vậy làm thế nào để dễ dàng ứng tuyển lập trình viên? Bài viết dưới đây tôi sẽ bật mí với bạn 7 điều mà bạn dễ lọt vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng lập trình viên.

Mục lục

Kinh nghiệm khi ứng tuyển vị trí lập trình viên

Hiện nay, tất cả các ngành nghề liên quan đến lập trình đều đang ở trong tình trạng thiếu hụt nhân lực rất nhiều. Nên có nhiều công ty vẫn chấp nhận tuyển dụng lập trình viên chưa có kinh nghiệm. Chính vì thế mà vấn đề trở thành lập trình viên dễ dàng hơn.

Kinh nghiệm là yếu tố quan trọng nhưng không phải là điều tiên quyết, quyết định việc bạn có được nhận vào làm hay không? Có rất nhiều công ty chuẩn bị sẵn các khóa học để training cho các bạn mới ra trường. 

Như vậy nếu chưa có kinh nghiệm thì bạn cũng nên tự tin thể hiện những yếu tố khác để nhà tuyển dụng nhận thấy bạn có năng lực. 

Tính cách tốt

Lập trình viên là những người làm việc theo nhóm nên rất cần những người có tính cách tốt. Về tính cách, sẽ rất khó để sửa nên từ bây giờ hãy cố gắng đối xử tốt với mọi người xung quanh. Rõ ràng không ai muốn kết thân với một người có tính cách xấu. Và câu chuyện này cũng hoàn toàn giống đối với một doanh nghiệp.

Khả năng giao tiếp

Lập trình viên là một bộ phận thuộc nội bộ công ty nên kỹ năng giao tiếp là một điều vô cùng cần thiết. Đương nhiên bạn cần có những kiến thức liên quan đến lập trình nhưng yếu tố quan trọng nhất chính là khả năng giao tiếp. Việc hợp tác với các cộng sự trong cùng một team là điều rất quan trọng.  

Hiện nay, công việc của các lập trình viên hầu như không còn là những dự án lập trình quy mô nhỏ dành cho cá nhân mà chủ yếu là những dự án phát triển hệ thống với quy mô lớn.

Các doanh nghiệp khi tuyển dụng sẽ chú ý đến khả năng giao tiếp, ứng xử của bạn. Đây cũng là một điểm để quyết định bạn đậu hay rớt.

Trình độ kỹ thuật trong lĩnh vực lập trình

Với một sinh viên mới ra trường thì trình độ kỹ thuật không phải là vấn đề nhưng nếu là một người đã có kinh nghiệm thì đây lại là một vấn đề khá quan trọng. Đó là những kỹ thuật mà một lập trình viên cần có.

Hãy thể hiện ngắn gọn, đơn giản cho họ thấy nỗ lực của bạn để trở thành một lập trình viên. Nếu hoàn toàn không thể cho thấy những nỗ lực của bản thân thì cho dù giả sử bạn được tuyển dụng thì thời gian làm việc sau đó cũng sẽ trở nên rất khó khăn.

Bằng cấp

Ngoài kinh nghiệm thì các nhà tuyển dụng sẽ chú trọng đến bằng cấp. Đối với một sinh viên chưa có kiến thức về lập trình thì việc lấy chứng chỉ liên quan đến Microsoft Office cũng tương đối đơn giản. Vì vậy hãy cố gắng hết khả năng có thể để lấy được chứng chỉ đó.

Với công việc của một lập trình viên thì chắc chắn những chứng chỉ về Office sẽ rất hữu dụng. Tùy vào từng công ty mà những yêu cầu về các loại chứng chỉ/ chứng nhận cũng sẽ khác nhau. Những chứng chỉ trên là minh chứng cho trình độ nhất định của bạn. Vì vậy nếu có chúng thì trong khi phỏng vấn bạn có thể sẽ gây được ấn tượng rất tốt với nhà tuyển dụng.

Kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực lập trình

Một lập trình viên tất nhiên sẽ yêu cầu kiến thức ngành CNTT tuy nhiên kiến thức này vô cùng rộng, đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị thật tốt.

  • Lập trình Web frontend: html, css, js, jquery, bootstrap, hiểu thêm về angular, AngularJS, Backbone, Ember, ReactJS, responsive
  • Lập trình backend: một ngôn ngữ làm đc backend như asp.net, java, php or python, thực hành các bước đc database như SQL, MySQL
  • Lập trình nhúng: C++, Linux command, C++ Compiler, QT Platform
  • Lập trình mobile: tùy loại mobile và công nghệ, nếu như dễ dàng thì Android, nếu như khó hiểu thì Unity, react, …

Sự quyết tâm, nỗ lực, bền bỉ

Khi câu trả lời của bạn thể hiện được sự nỗ lực, bạn sẽ dễ truyền tải được sự nhiệt huyết đến với đối phương. Phía trên là sự nỗ lực và bây giờ sự bền bỉ cũng quan trọng không kém.

Một người mới vào công ty chưa có kinh nghiệm về lập trình thông thường sẽ mất khoảng 1 năm để có thể sử dụng thành thạo. Trong khoảng thời gian đó, họ vừa phải ghi nhớ cách lập trình vừa phải học cách làm các công việc khác. Đây thực sự là một quá trình rất vất vả, vì vậy trong số những mới ra trường vào công ty làm việc sẽ có rất nhiều người bỏ cuộc.

Nếu bạn là một sinh viên mới tốt nghiệp đang cố gắng xin việc vào vị trí lập trình viên, có lẽ họ sẽ không yêu cầu kinh nghiệm hay kiến thức lập trình mà cái họ quan tâm lớn nhất là bạn nỗ lực và bền bỉ hay không?

Tạm kết

Hy vọng với những chia sẻ của bài viết trên đã giúp các bạn biết được những yêu cầu, lưu ý cần thiết khi ứng tuyển lập trình viên. Chúc các bạn thành công và trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp nhé.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *