Cách làm CV ứng tuyển nhân viên lập trình web

Cách làm đẹp CV ứng tuyển nhân viên lập trình web để không bị loại từ vòng gửi xe

Hiện nay, CV xin việc là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá và xem xét từng ứng viên. Thông thường, một vị trí sẽ có khá nhiều hồ sơ ứng tuyển, nhà tuyển dụng không có đủ thời gian và nhân lực phỏng vấn từng người, vì thế, CV xin việc sẽ giúp họ loại ra những ứng viên chưa thích hợp. Nếu bạn là dân công nghệ thông tin và đang có nhu cầu tìm việc lập trình web thì câu hỏi đặt ra lúc này đó là làm cách nào để đậu CV lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng? Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách làm đẹp CV ứng tuyển nhân viên lập trình web để không bị loại ngay từ vòng gửi xe nhé!

Mục lục

Cấu trúc cơ bản cần có của CV 

Trước khi đi chi tiết sâu hơn về cách làm đẹp CV cho nhân viên lập trình web thì chúng ta cùng tìm hiểu về cấu trúc cơ bản của CV, nắm rõ một chiếc CV cần đảm bảo những yêu cầu tối thiểu nào nhé:

  • Thông tin cá nhân: họ tên, địa chỉ thông tin liên hệ
  • Mục tiêu nghề nghiệp: định hướng chung của bạn về vị trí ứng tuyển cũng như nghề nghiệp là gì
  • Trình độ học vấn
  • Kinh nghiệm làm việc
  • Các bằng cấp, chứng chỉ khác nếu có
  • Kỹ năng mềm 
  • Thông tin tham chiếu 

Cách làm đẹp CV ứng tuyển nhân viên lập trình web

Cách làm CV ứng tuyển nhân viên lập trình web
Cách làm CV ứng tuyển nhân viên lập trình web

Trình bày mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng, ngắn gọn, súc tích

Khi trình bày mục tiêu nghề nghiệp IT không cần bạn phân tích chuyên sâu hay trình bày dài dòng. Thay vào đó bạn nêu lên được phần cốt lõi của mục tiêu mà mình đặt ra và trình bày ngắn gọn súc tích. Cụ thể hơn khi trình bày mục tiêu nghề nghiệp hãy trình bày “Mục tiêu ngắn hạn” trước rồi mới đến “Mục tiêu dài hạn”. Hầu hết những người có CV được chọn vào vòng sau sẽ có bản tóm tắt không phức tạp vì định hướng nghề nghiệp của họ.

Hãy biến câu tóm tắt này thành một lời khẳng định thực tế và có liên quan. Câu khẳng định ấy nên:

  • Xuất hiện ở đầu CV của bạn
  • Độ dài trong khoảng 2-4 câu đơn.
  • Cụ thể chi tiết những gì bạn muốn làm – “Tôi đang tìm kiếm một công việc với tư cách là … trong lĩnh vực …”

Chọn lọc kinh nghiệm làm việc

Trong quá trình học đại học, bạn có kinh nghiệm đi làm song song thì đây là một điểm cộng rất lớn. bạn đừng nên đưa tất cả những công việc đã làm vào CV, thay vào đó bạn nên chọn lọc những công việc làm thêm trước đây có liên quan đến ngành IT bạn chuẩn bị apply. Điều này sẽ cho thấy bạn là người biết cách chọn lọc thông tin. 

Tuy nhiên, nếu như bạn còn là “một tờ giấy trắng” thì cũng đừng quá lo lắng. Bạn hoàn toàn có thể cho vào những kinh nghiệm khi thực tập, tham gia câu lạc bộ, tham gia công tác tình nguyện để nhà tuyển dụng nhìn thấy được tiềm năng của bạn thông qua những kinh nghiệm ấy.

Kinh nghiệm làm việc của bạn sẽ bao gồm:

  • Công ty hoặc tổ chức, ngày tháng và chức danh công việc
  • Một câu nêu rõ vai trò bạn đã thực hiện
  • Tóm tắt các trách nhiệm cụ thể mà bạn đã được giao

Nhấn mạnh, chọn lọc kỹ năng 

Có thể thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc của họ giao cho bạn trong tương lai hay không? Đơn giản hơn, họ cũng quan tâm đến việc, nhân sự bên họ có phải “hao tâm tổn tứ để đào tạo bạn quá lâu” hay không. Dĩ nhiên, nhà tuyển dụng lập trình website  chỉ quan tâm đến những kỹ năng bạn trình bày liên trực tiếp đến công việc. Do đó, bạn cần có chọn lọc trong quá trình viết kỹ năng của mình.

 Về hình thức, hãy chắc chắn rằng, những kỹ năng được trình bày theo từng gạch đầu dòng một cách rõ ràng. Cùng với đó là đính kèm thêm thanh đánh giá về mức độ thành thạo những kỹ năng này như thế nào. Một số kỹ năng đặc biệt, bạn nên tận dụng để ghi điểm với nhà tuyển dụng trong CV thực tập công nghệ thông tin chính là kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng ngoại ngữ tốt, kỹ năng làm việc nhóm.

Không giải thích quá dông dài đối với phần kỹ năng. Sử dụng các gạch đầu dòng hoặc chia nó thành những phần nhỏ khác nhau cụ thể là năng chuyên môn và kỹ năng mềm. 

Quan trọng hơn là xem kỹ JD xem nhà tuyển dụng những yêu cầu gì và liệt kê ra các kỹ năng liên quan tới tính chất công việc, đừng “nhồi nhét” một cách tham lam

Có chứng chỉ trong CV là một lợi thế rất lớn

Trong bộ hồ sơ xin việc, việc xuất hiện của chứng chỉ công nghệ thông tin giúp bạn chứng minh trình độ và năng lực vốn có của bạn cho nhà tuyển dụng thấy, từ đó nâng cao cơ hội vượt qua đối thủ một cách quang minh. Sau đây là một số chứng chỉ chúng tôi nghĩ bạn nên sở hữu nó

Dưới đây là một số chứng chỉ chuyên ngành IT quan trọng mà bạn có thể tham khảo:

  • Certified in the Governance of Enterprise IT – CGEIT: Chứng nhận trong quản trị doanh nghiệp CNTT
  • AWS Certified Solutions Architect – Associate: Chứng nhận AWS cho kiến trúc sư giải pháp
  • Bằng  Associate – AWS Certified Developer
  • Certified Information Systems Security Professional – CISSP: Chứng nhận chuyên gia bảo mật hệ thống thông tin
  • Certified in Risk and Information Systems Control – CRISC: Chứng nhận trong kiểm soát hệ thống thông tin và rủi ro
  • Certified Information Security Manager – CISM: Chứng nhận quản lý bảo mật thông tin
  • Chứng nhận ScrumMaster
  • Certified Ethical Hacker – CEH: Chứng nhận Hacker
  • Bằng đai xanh Six Sigma
  • Chứng chỉ Citrix Certified Professional – Virtualization (CCP-V)
  • Chứng chỉ Cơ sở hạ tầng máy chủ Microsoft Certified Solutions Expert – MCSE
  • Chứng chỉ CISA kiểm toán viên hệ thống thông tin 
  • Chứng nhận Cisco Certified Network Professional (CCNP) Routing và Switching
  •  Chứng chỉ tiếng anh như ielts, toeic, toefl…

Bổ sung thành tích bằng các hoạt động ngoại khoá, công việc cộng đồng 

Có nhiều bạn tưởng rằng các hoạt động ngoại khóa, công việc cộng đồng không quá liên quan đến việc văn phòng nên thường bỏ qua hoặc chỉ ghi sơ sài. Tuy nhiên, nếu bạn là sinh viên mới ra trường và chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế nhiều, những hoạt động ngoại khoá, công việc cộng đồng cũng cho thấy bạn là người có khả năng làm việc đội nhóm, năng nổ, nhiệt huyết.

Những hoạt động đó tuy không trực tiếp mang lại thu nhập hay có tính chất khắt khe như nghề nghiệp chính nhưng cũng yêu cầu những kỹ năng mềm nhất định. Việc bạn có nhiều hoạt động như vậy chỉ mang lại điểm lợi cho thấy bạn hoàn toàn sẵn sàng để bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp và bạn là một người năng nổ. 

Có website, blog cá nhân trong CV

Sẽ thật tuyệt nếu trong CV của bạn có website hay blog cá nhân. Nhà tuyển dụng dễ dàng có được những thông tin cần thiết, đọc được những bài viết trên blog, họ sẽ hiểu bạn hơn, một là họ ghét bạn, hai là họ thích bạn, từ đó bạn dễ tìm được môi trường làm việc phù hợp hơn. 

Dự án đã thực hiện

 Đừng quên ghi trong CV một vài dự án bạn đã từng làm, đây là thứ thông tin rất giá trị đối với nhà tuyển dụng. Nó phản ánh đầy đủ kinh nghiệm, trình độ, tính cách và các kỹ năng liên quan của bạn với vị trí đang ứng tuyển Để “show hàng” tốt nhất, bạn có thể thêm tí chụp màn hình, link tải (nếu đó là app mobile), link full không che (nếu đó là web). Đừng nghĩ phải là sản phẩm gì đó hoành tráng mới đem khoe, đó có thể là cột cái website bạn làm từ thời sinh viên, một ứng dụng di động bạn tự làm cho mọi người dùng. Tất cả đều mang giá trị thông tin cho nhà tuyển dụng biết được bạn đã làm được cái gì, học hỏi được gì, đam mê như thế nào. 

Những lỗi sai cần tránh khi làm CV cho sinh viên mới ra trường

Bên cạnh những điểm đáng lưu ý để bạn khiến CV của mình nổi bật thì cũng có những điểm cần tránh như sau. 

Viết sai chính tả

Lỗi sai này có thể xuất phát từ sự cẩu thả trong quá trình bạn đánh máy hoặc viết tay. Nếu lỗi sai chỉ xuất hiện từ 1-2 lần trong CV thì nhà tuyển dụng có thể không đánh giá quá nặng nhưng nếu CV xuất hiện rất nhiều lỗi sai thì đây là một điểm trừ lớn. Đặc biệt, nếu vị trí bạn ứng tuyển lại liên quan nhiều đến phần văn bản, viết lách thì hãy thật cẩn thận trong việc viết ra thông tin trong CV nhé. 

Sử dụng mẫu CV quá sơ sài hoặc quá màu mè

Trừ trường hợp bạn ứng tuyển cho những công việc liên quan đến thiết kế, đồ hoạ thì phần thiết kế, màu sắc của CV nên được làm đầu tư, chỉn chu. Nhưng trong đa phần các công việc hiện nay, mẫu CV chỉ cần đảm bảo đơn giản, dễ nhìn, dễ đọc và nắm được thông tin. Bạn không nên mất quá nhiều thời gian vào việc tạo ra những mẫu CV phức tạp, cầu kỳ, rườm rà không cần thiết hay ngược lại là tạo ra một bản CV quá đơn sơ, thô sài. 

Đưa quá nhiều thông tin không cần thiết

Trong bài viết chúng tôi đã đề cập đến những mục thông tin cũng như cách thức chọn lọc thông tin để đưa vào CV cho sinh viên mới ra trường sao cho hợp lý, dễ gây ấn tượng nhất. Bạn đừng nên đưa quá nhiều thông tin vào trong CV mà những thông tin đó lại không thực sự giá trị trong việc giúp nhà tuyển dụng đưa ra đánh giá.

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin hướng dẫn bạn cách làm đẹp CV ứng tuyển nhân viên lập trình web để không bị loại ngay từ vòng gửi xe. Mong rằng, những thông tin này sẽ thực sự hữu ích với bạn trong quá trình tìm việc IT như ý. 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *