Công việc của lập trình viên là gì

Hé lộ sự thật đáng ngạc nhiên về công việc của lập trình viên

Lập trình viên là ngành nghề không mới nhưng luôn “hot”. Nó mang lại nhiều cơ hội việc làm cùng mức thu nhập “khủng” . Vì vậy không quá lạ khi thu hút nhiều bạn theo đuổi. Nhưng liệu để có được mức lương hậu hĩnh bao người mơ ước đó thì công việc của lập trình viên sẽ như thế nào?

Mục lục

Lập trình viên là gì?

Lập trình viên còn được gọi là Developer. Đây là người sử dụng ngôn ngữ lập trình, công cụ và nền tảng công nghệ,…để xây dựng các chương trình phần mềm, ứng dụng, trang web cho máy tính, điện thoại.

Lập trình viên là một công việc chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Chính vì thế, các nhà tuyển dụng luôn sẵn sàng đưa ra những mức lương khủng để chiêu mộ những developer “giỏi”.

Công việc của lập trình viên

Công việc chuyên môn

Công việc chính của một  lập trình viên chủ yếu là xây dựng và phát triển các ứng dụng và thiết bị công nghệ.

Lập trình viên phụ trách các nhiệm vụ liên quan đến thiết kế, xây dựng, kiểm soát, sửa lỗi và bảo trì các phần mềm máy tính. Việc này được thực hiện thông qua việc sử dụng những ngôn ngữ lập trình và kỹ năng chuyên biệt. Tùy theo từng vị trí chức năng khác nhau mà lập trình viên sẽ đảm nhận những phần việc khác nhau.

Ngoài ra các lập trình viên thực hiện phân tích yêu cầu của khách hàng. Sau đó tạo ra các bản thiết kế. Khi có các bản thiết kế trong tay, họ sẽ mới bắt đầu viết code để tạo ra sản phẩm cụ thể dựa trên các bản thiết kế đó. Cuối cùng là kiểm tra chất lượng sản phẩm và sửa lỗi. Tuy nhiên, các lập trình viên cũng phải tuân theo các tiêu chuẩn chung của quy trình phát triển phần mềm để tiến độ được đảm bảo theo đúng kế hoạch.

Mặt khác, bạn sẽ phải làm việc với các designer hoặc các lập trình viên khác để đảm bảo các chức năng sau khi được tích hợp thì có thể hoạt động cùng với nhau mà không xảy ra bất kỳ trục trặc nào. 

Các ngôn ngữ phổ biến thường được các lập trình viên sử dụng khi viết code như Python, C++, Java, JavaScript, C#,…Để đảm bảo mọi chức năng hoạt động đúng, thì các quy trình thiết kế, phát triển, tích hợp, kiểm tra phải được lặp đi lặp lại thường xuyên cho đến khi ứng dụng hoạt động ổn định nhất có thể.

Các hoạt động khác

Công việc lập trình viên không hề khô khan và ngồi suốt 24/24 với màn hình thiết bị máy tính. Mà lập trình viên còn được tham gia vào các hoạt động khác. Ví dụ như giao lưu học hỏi, các buổi training từ các nhà doanh nghiệp, những lập trình viên dày dặn kinh nghiệm trên thương trường. Qua những buổi học hỏi và trao đổi đó, các lập trình viên sẽ có cái nhìn và am hiểu công việc của bản thân đang theo. Đồng thời giúp nâng cao trình độ cá nhân, rút ra kinh nghiệm cốt lõi từ những người đi trước. Nếu bạn là một lập trình viên tiềm năng biết nắm bắt cơ hội, bạn có thể được công ty hay doanh nghiệp cử tham gia các khóa đào tạo mới. Hay các buổi đào tạo nâng cao phù hợp với năng lực và nguyện vọng để phát triển hơn trong công việc của bạn.

Không chỉ tham gia các buổi training, khóa đào tạo, các buổi giao lưu, học hỏi, mà lập trình viên còn có cơ hội đi họp tại các buổi hội thảo về các lĩnh vực chuyên ngành của IT. Và tham gia teambuilding, du lịch hàng năm cùng đồng nghiệp,tùy từng công ty, doanh nghiệp nhằm kết nối các thành viên với nhau.

Nhu cầu nhân lực và cơ hội việc làm cho lập trình viên

Ngành công nghệ phát triển không ngừng, mà nhân lực về lập trình viên vẫn còn thiếu hụt rất nhiều. Theo số liệu thống kê, năm 2020 nhu cầu của thị trường cần là 100.000 nhân sự và năm 2021 là 190.000 nhân sự. Xu hướng trong các năm tiếp theo dự báo sẽ tăng lên khá cao bởi sự  phát triển không ngừng trong bối cảnh cách mạng công nghệ bùng nổ.

Như vậy có thể thấy nhu cầu thị trường về nhân lực nghề lập trình viên lớn nên tạo rất nhiều cơ hội việc làm cho các bạn nhân sự theo ngành công nghệ thông tin để theo đuổi nghề lập trình viên. Các bạn sẽ không lo thiếu việc, chỉ cần bạn chọn đúng chuyên ngành, cố gắng trau dồi kiến thức, cọ xát và trải nghiệm môi trường làm việc thì sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm với mức lương tốt ngay từ khi bạn mới ra trường. 

Tạm kết

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ về lập trình viên, công việc của lập trình viên là gì? tin rằng bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về ngành nghề này, từ đó nắm bắt cơ hội, đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất. Chúc bạn thành công với vị trí và công việc của lập trình viên.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *