Bạn muốn ứng tuyển nhân viên IT tại một công ty mà bạn rất thích? Nhưng bạn do dự và chưa biết làm thế nào để ứng tuyển thành công trong lần đầu tiên? Vậy thì bài viết này chính xác là dành cho bạn. Mình không chắc sẽ giúp bạn thành công ngay nhưng nó chắc chắn sẽ giúp bạn phần nào tăng cơ hội.
Mục lục
Thực trạng tuyển nhân viên IT hiện nay
Công nghệ thông tin là ngành dẫn đầu xu thế đào tạo cũng như xu hướng tìm kiếm việc làm trong thời đại ngày nay. Và thị trường CNTT thì luôn dẫn đầu về nhu cầu nhân lực mỗi năm. Tuy nhiên, số nhân lực hàng năm lại không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Bởi vậy luôn xảy ra tình trạng thiếu hụt nhân lực trầm trọng.
Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn nhân lực được đào tạo hàng năm chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều than rằng chất lượng nguồn nhân lực quá kém, chưa đủ tiêu chuẩn để thực chiến tại các công ty. Và các doanh nghiệp lại phải đào tạo từ đầu cho các nhân viên non nghề của họ. Nhưng nguy cơ những nhân viên non nghề này sau khi cứng nghề thì lại có xu hướng nhảy việc. Vì thế các nhà tuyển dụng rất e ngại việc tuyển nhân sự chưa có kinh nghiệm. Và những e ngại này làm các doanh nghiệp khắt khe hơn trong khâu tuyển dụng đầu vào. Vậy làm thế nào để các ứng viên có thể ứng tuyển nhân viên IT đây? Dưới đây mình đã tổng hợp một vài chia sẻ hữu ích cho việc ứng tuyển IT có thể bạn chưa biết.
Cách ứng tuyển nhân viên IT hiệu quả
Chắc chắn rằng cơ hội nghề nghiệp của bạn khi theo đuổi ngành CNTT là không bao giờ thiếu nếu bạn biết cách ứng tuyển nhân viên IT hiệu quả. Lượng nhân lực ngành CNTT hiện đang không đáp ứng đủ tiêu chí đặt ra của các nhà tuyển dụng. Vì vậy mà việc họ khắt khe trong khâu tuyển dụng là điều dễ hiểu. Cho nên bạn cũng cần nắm một vài mẹo để vượt qua sự khắt khe đó của các nhà tuyển dụng. Hãy nhớ rằng phải chỉn chu trong từng khâu chuẩn bị.

Chuẩn bị kiến thức chuyên môn – kỹ năng mềm
Để vượt qua sự khắt khe của nhà tuyển dụng, bạn nên trang bị sẵn cho mình những kỹ năng, kiến thức chuyên môn cụ thể liên quan đến vị trí ứng tuyển. Đặc biệt, bạn đừng nên chuẩn bị những kiến thức chung chung. Như vậy sẽ rất khó thuyết phục nhà tuyển dụng tuyển bạn vào vị trí chuyên môn.
Dù lựa chọn bất kỳ vị trí ứng tuyển nào, bạn cũng phải trang bị cho bản thân ít nhất là những kiến thức chuyên ngành liên quan. Và nếu được, bạn nên chuẩn bị thêm những kiến thức khác, bổ trợ cho vị trí làm việc chuyên ngành của mình. Hoặc bạn cũng có thể học thêm các chứng chỉ, tham gia các cuộc thi, làm các dự án cá nhân,… để bản thân mình nổi bật hơn trong hàng trăm các ứng viên cùng ngành khác.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chuẩn bị cho bản thân những kỹ năng mềm. Những kỹ năng này tuy là phụ cho những kỹ năng chính chuyên ngành, nhưng nó sẽ giúp rất nhiều trong quá trình làm việc của bạn. Nói là kỹ năng mềm, nhưng nó lại khá “cứng”. Bởi nhìn những kỹ năng này thì nhà tuyển dụng mới quyết định là nên chọn bạn hay chọn người khác. Một vài kỹ năng mềm mà bạn nên chuẩn bị và rèn luyện ngay từ đầu như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày, kỹ năng giải quyết vấn đề, …
Một lưu ý quan trọng cho bạn nữa, đó chính là đừng quên sở hữu thành thạo ít nhất một ngoại ngữ. Đây là cái mà bạn phải nhớ dù ứng tuyển bất kỳ vị trí nào, ở đâu. Đây là lợi thế, cũng là điểm cộng của bạn. Thật tệ nếu một nhân viên IT mà lại không có chút ngoại ngữ nào. Đặc biệt là trong thời đại chuyển đổi số như hiện nay.
Chuẩn bị trong hồ sơ
Hồ sơ cá nhân là cái mà nhà tuyển dụng sẽ nhìn nhận con người bạn đầu tiên trước khi bạn được mời tới phỏng vấn. Đây được xem là bộ mặt của bạn khi ứng tuyển. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị thật kỹ. Nếu chưa có kinh nghiệm viết hồ sơ, bạn nên tham khảo các cách tạo CV chuẩn dành cho người chưa có kinh nghiệm.
Khi đã tạo được một hồ sơ chuyên nghiệp và đủ nổi bật, bạn sẽ có cơ hội được mời tham dự phỏng vấn ở vòng tiếp theo. Cứ thành công ở mỗi vòng ứng tuyển, bạn sẽ dần nâng cơ hội thành công ứng tuyển vào vị trí mình yêu thích.
Chuẩn bị trước phỏng vấn
Khi đã lọt qua phòng chọn hồ sơ, tức là bạn đã tạo được sự chú ý với các nhà tuyển dụng. Bạn là một trong số đông ứng viên đã được lọc qua hồ sơ để tiến tới vòng phỏng vấn. Vì vậy, tới vòng này, bạn nên chuẩn bị kỹ càng trước ngày phỏng vấn:
Trang phục phù hợp
Bạn có thể trông thật sành điệu trong các cuộc chơi, nhưng khi đi phỏng vấn, bạn nên lựa chọn những trang phục lịch sự, chuyên nghiệp. Vì trang phục đẹp là trang phục phù hợp với hoàn cảnh. Cách ăn mặc sẽ thể hiện bạn là người có tính cách thế nào trong mắt nhà tuyển dụng. Qua một phần trang phục, người ta cũng sẽ đánh giá được bạn có chuẩn bị kỹ cho buổi phỏng vấn hay không.
Đúng giờ được hẹn
Đúng giờ luôn là tiêu chí đặt ra trong mọi cuộc hẹn của người có phong thái chuyên nghiệp. Để đúng giờ nhất có thể, bạn nên tới trước giờ được hẹn khoảng 15 phút, để tránh các sự cố xảy ra. Mặc dù sự cố là điều có thể thông cảm. Nhưng để thể hiện là người chuyên nghiệp thì bạn nên biết lường trước và chuẩn bị phương án xử lý.
Chỉn chu trong trang phục và đúng giờ với phong thái tự tin sẽ giúp bạn được nhà tuyển dụng chú ý đến ngay trong buổi đầu phỏng vấn. Vì vậy, đừng chủ quan mà hãy chuẩn bị phần này thật kỹ.
Chuẩn bị cho các câu hỏi khởi động
Câu hỏi khởi động là phần luôn có trong mỗi cuộc phỏng vấn. Đầu tiên, để giúp bạn hòa nhập với không khí buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra một vài câu hỏi tương đối nhẹ nhàng. Vì vậy bạn nên khéo léo để trả lời những câu hỏi này. Lưu ý, bạn nên tìm hiểu về công ty mà bạn ứng tuyển trước ngày đi phỏng vấn. Điều này giúp bạn hiểu rõ doanh nghiệp và nó có thể sẽ là một điểm cộng cho bạn trong phần câu hỏi khởi động này.
Bắt đầu các câu hỏi khởi động, thường thì bạn sẽ được hỏi về mục tiêu nghề nghiệp, lý do mà bạn muốn ứng tuyển vị trí này? Hoặc là tại sao công ty nên lựa chọn bạn mà không phải người khác? Bạn không nên quá cứng nhắc và trả lời những gì có trong CV, hãy chuẩn bị vài điều để trả lời cho câu hỏi này cách mới mẻ, tránh nhàm chán so với những người khác.
Sẵn sàng tâm lý cho câu hỏi khó
Tất nhiên sau phần câu hỏi khởi động, bạn sẽ được yêu cầu những câu hỏi hoặc yêu cầu có phần hóc búa hơn. Bạn cần khéo léo trả lời phần câu hỏi này hoặc bình tĩnh để thực hiện các thử thách tại chỗ.
Giả sử với phần câu hỏi về điểm yếu, tuy cần trung thực nhưng hãy khéo léo biến nó thành điểm mạnh hoặc lợi ích cho công việc để câu trả lời làm hài lòng nhà tuyển dụng.
Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn rời khỏi thế bị động trong cuộc phỏng vấn. Điều này sẽ cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có tư duy phản biện. Và đặt câu hỏi cũng giúp bạn hiểu rõ về những điều mà bạn còn thắc mắc khi trao đổi với nhà tuyển dụng. Đừng ngần ngại đặt câu hỏi khi chưa hiểu về 1 phần nào đó, các bạn thường nghĩ không nên hỏi lại vì sợ ngại. Nhưng không hỏi thì mới là điều tố cáo bạn là người không có tinh thần học hỏi đấy.
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ kiến thức mà chúng tôi đã tổng hợp và sưu tầm được về cách ứng tuyển nhân viên IT nộp đâu đậu nấy từ những người đi trước. Hy vọng với những chia sẻ này, sẽ giúp bạn tiến gần hơn với công việc mà bạn mơ ước. Chúc bạn suôn sẻ và thành công!