Lập trình viên là “top” những công việc có mức lương cao nhất trong nước. Cùng với đó là những đãi ngộ hấp dẫn trước tình trạng thiếu hụt nhân lực trầm trọng. Vì thế ngành nghề này trở nên thu hút với nhiều bạn trẻ.
Tuy nhiên nhiều bạn còn thắc mắc về ngành lập trình viên gồm những mảng nào? Và lựa chọn mảng nào cho phù hợp với chính mình. Bài viết dưới đây, mình sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn này. Đồng thời hướng dẫn cách để bạn dễ dàng lựa chọn được mảng ngành phù hợp nhé.
Mục lục
Lập trình viên là gì?
Lập trình viên còn được gọi là Developer. Đây là người sử dụng ngôn ngữ lập trình, công cụ và nền tảng công nghệ,…để xây dựng các chương trình phần mềm, ứng dụng, trang web cho máy tính, điện thoại.
Công việc chính của người lập trình là viết phần mềm. Nhiệm vụ chính là xây dựng mới một ứng dụng, nâng cấp và sửa chữa các ứng dụng có sẵn, xây dựng các chức năng xử lý, nghiên cứu và phát triển công nghệ mới,…
Lập trình viên là một công việc chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Chính vì thế, các nhà tuyển dụng luôn sẵn sàng đưa ra những mức lương khủng để chiêu mộ những developer “giỏi”.
Lập trình viên gồm những mảng nào?
Một lập trình viên khi tham gia làm việc tại doanh nghiệp thì khá đa dạng, gồm chủ yếu 4 mảng như sau:

Lập trình web
Lập trình viên mảng web ban đầu sẽ nhận dữ liệu từ thiết kế bộ phận. Sau đó chuyển thành một trang web hệ thống hoàn chỉnh có tính tương tác với cơ sở dữ liệu. Khi trang web được hoàn thành, web của người thiết lập được giao nhiệm vụ quản lý trang web đó.
Các ngôn ngữ phổ biến thường được các lập trình viên website sử dụng là JavaScript, Java, Python, PHP, Ruby,…
Lập trình mobile
Là một công việc thực hiện bằng các ngôn ngữ lập trình hiện đại như C# hay Java, Python… Mục tiêu là nhằm phát triển các ứng dụng phù hợp các thiết bị di động và mở rộng các tiện ích cho các thiết bị di động của người dùng. Khi các ứng dụng được ra đời sẽ được cài đặt sẵn trên điện thoại hoặc trong các kho ứng dụng.
Các ngôn ngữ phổ biến thường được các lập trình viên app mobile sử dụng là Java, Swift, Kotlin, Buildfire.js,…
Lập trình Embedded (Lập trình viên nhúng)
Là người viết các phần mềm để nạp vào vi điều khiển các phần tử mạch điện hoạt động theo đúng yêu cầu. Trong đó, các mạch điện có thể lập trình được thường gọi là mạch nhúng. Các hệ thống bị chi phối hoạt động bởi vi điều khiển hoặc vi xử lý gọi là hệ thống nhúng. Lập trình Embedded thường có nhiệm vụ sử dụng các ngôn ngữ lập trình để tạo ra các phần mềm Embedded software và firmware cho các thiết bị điện tử như. Ví dụ như đồ gia dụng, máy móc công nghiệp, ô tô, máy bay, máy bán hàng tự động,…
Đọc thêm: Bí quyết để deal lương việc làm lập trình nhúng như ý
Lập trình thiết kế cơ sở dữ liệu
Hay còn gọi là lập trình database. Đây là một vị trí chuyên về lập trình, vận hành và phát triển các hệ thống lưu trữ thông tin của các doanh nghiệp, công ty. Các lập trình viên sẽ cần phải thường xuyên nâng cấp, bảo trì hệ thống để đảm bảo tính an toàn, không xảy ra lỗi gây thất lạc thông tin. Bởi vì số lượng data lớn được lưu trữ.
Lập trình game
Là người viết code để tạo ra các trò chơi trên các hệ điều hành. Trực tiếp nhận tương tác từ bên ngoài bằng những phím điều khiển và gamepad đến hiển thị màn hình. Lập trình game không những lập trình code mà còn là công cụ tìm kiếm mở rộng để tạo ra những trò chơi và kiến trúc của mạng.
Cách để lựa chọn mảng lập trình phù hợp
Sau khi bạn nắm rõ được lập trình viên gồm những mảng nào sau mục chia sẻ ở trên. Vậy câu hỏi đặt ra ở đâu là liệu bản thân bạn sẽ phù hợp với mảng nào? Hay nên chọn mảng nào để học và theo đuổi.
Lập trình web
Các lập trình viên web được phép tự do làm việc và phối hợp làm việc với đồng nghiệp trên các nền tảng mã nguồn mở. Thị trường lập trình web luôn không ngừng phát triển và rộng mở. Điều này tạo được nhiều cơ hội việc làm mới và thu nhập cao cho các lập trình viên.
Tuy nhiên lập trình website đòi hỏi tính linh hoạt cao. Công việc lập trình web dễ làm, ít tốn kém hơn các lập trình khác.
Tuy nhiên lập trình viên phát triển website đòi hỏi phải liên tục học tập. Cũng như cập nhật các xu hướng công nghệ mới. Tính cạnh tranh trong ngành lập trình web rất cao. Vì vậy yêu cầu bạn phải chịu được nhiều áp lực. Công việc lập trình và quản trị website khá nặng. Thậm chí đòi hỏi thời gian làm việc dài mới có thể phát triển được.
Và quan trọng là đam mê, yêu thích lập trình sáng tạo các trang web. Đây là yếu tố tiên quyết để bạn trở thành một lập trình viên web hay không. Phải thực sự yêu thích các công việc lập trình web, nghiêm túc theo đuổi thì bạn mới có thành công trong lĩnh vực này.
Lập trình mobile
Người lập trình viên trên di động phải dành nhiều thời gian để học tập và trau dồi các kiến thức chuyên môn về nhiều mảng khác nhau. Mức độ yêu cầu chuyên môn cao hơn so với các mảng lập trình khác. Và bạn cần nhiều thời gian hơn để tìm hiểu, phát triển các ứng dụng di động.
Nghề lập trình viên mobile là nghề mà bạn phải ngồi hàng giờ với chiếc máy tính. Đây không phải là điều mà bất cứ ai cũng làm được. Đối với nghề lập trình thì bạn cần phải có sự tập trung cao độ, công việc căng thẳng. Khi này bạn cần phải xác định và lựa chọn cho mình hướng đi phù hợp. Quan trọng là bạn phải có niềm đam mê với nghề này. Bạn phải đủ sức khỏe để theo đuổi con đường trở thành Mobile Developer. Cũng như việc chịu được áp lực trong giai đoạn đầu.
Lập trình Embedded
Nếu bạn là người có đam mê về phần mềm hay tự động hóa thì hãy thử sức ở mảng lập trình Embedded. Ngoài việc thông thạo các kiến thức chuyên môn. Bạn cần phải đa dạng hóa về sản phẩm đầu ra ở các ngành nhiều tiềm năng ứng dụng cao của hệ thống Embedded. Chẳng hạn như y tế, công nghiệp ô tô,…Những điều này đòi hỏi bạn phải có khả năng thích nghi cao với những dự án thuộc đa dạng các lĩnh vực.
Các Embedded là sự kết hợp thống nhất giữa phần cứng và phần mềm. Do đó, một lập trình viên Embedded cần có những kỹ năng cần thiết để liên kết mật thiết giữa đội ngũ nhân viên lập trình với các lĩnh vực khác. Ví dụ như tự động hóa, phần cứng cơ điện tử,…
Bất kì một ngành nghề nào cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của ngoại ngữ. Để trở thành một lập trình viên Embedded chuyên nghiệp thì không thể không có vốn ngoại ngữ. Bởi lẽ, các nguồn tài liệu liên quan đến hệ thống nhúng, phần mềm nhúng đều có nguồn gốc từ nước ngoài. Nếu thiếu đi ngoại ngữ mà bạn lại lựa chọn công việc này thì liệu chuyện gì sẽ xảy ra? Bạn sẽ cảm thấy thật đáng lo sợ. Vì bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho quá trình học và thực hành của một lập trình viên Embedded.
Lập trình cơ sở dữ liệu
Một vấn đề mà nghề lập trình cơ sở dữ liệu nói riêng và các lập trình viên nói chung thường phải đối diện là áp lực công việc lớn. Lý do là vì có rất nhiều đầu việc cần xử lý. Cùng với đó là luôn phải cập nhật kiến thức về công nghệ mới để phù hợp với thời đại. Vì vậy, nó chỉ phù hợp với những ai yêu thích thử thách, chịu được áp lực cao. Đặc biệt là có đam mê với nghề.
Do tính chất phức tạp của công việc đòi hỏi người lập trình phải vô cùng cẩn thận, chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất. Bởi vì nếu có một lỗi nhỏ thôi cũng có thể khiến sản phẩm thất bại. Thậm chí là tốn rất nhiều chi phí, thời gian để sửa chữa. Nếu bạn là một người kiên nhẫn, không nóng vội tránh dẫn đến sai sót trong công việc. Đồng thời nhạy bén với cái mới để bắt kịp thời đại, tránh để mình bị “tụt hậu”thì hãy thử sức trở thành một lập trình viên mảng cơ sở dữ liệu.
Lập trình game
Bạn phải thực sự yêu thích trò chơi, các thể loại game giải trí. Bởi công việc rất áp lực và căng thẳng cần một sự tập trung cao độ vào các kế hoạch chưa hoàn thành. Làm việc hoàn toàn với công nghệ. Lên kế hoạch cho những tính năng và phụ thuộc vào những tính năng chưa khai thác và triển khai và phụ thuộc vào các nhà phát hành. Và thỉnh thoảng các tính năng không hoạt động theo một quy trình nhất định. Tất cả những điều này rất dễ khiến bạn bị khủng hoảng.
Trong tất cả các chuyên ngành lập trình thì lập trình game là một trong những chuyên ngành đầy khó khăn và thử thách. Bởi phải có nhiều kiến thức chuyên môn và kỹ năng đồ họa. Ví dụ như chuyển động, lập trình mạng, va chạm và thuật toán, các thiết kế hình ảnh, giao diện và cơ sở dữ liệu cho người dùng.
Tạm kết
Hi vọng qua bài viết này đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc ngành lập trình viên gồm những mảng nào? Đồng thời lựa chọn được mảng phù hợp với bản thân mình. Chúc các bạn sớm trở thành một lập trình viên giỏi với những sự lựa chọn đó.