Lập trình viên thuộc ngành nào

Lập trình viên thuộc ngành nào? 

Lập trình viên được biết đến là một vị trí công việc “hái ra tiền”, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên mình vẫn bắt gặp các câu hỏi của nhiều bạn là lập trình viên thuộc ngành nào? Học ngành gì mới trở thành lập trình viên được? Thì bài viết dưới đây mình tin là sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc này nhé.

Mục lục

Lập trình viên là gì?

Lập trình viên hay còn được gọi là nhà phát triển, sử dụng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình để tạo ra các ứng dụng, phần mềm trong công nghệ thông tin. 

Lập trình viên là người viết ra thiết kế xây dựng và bảo trì các chương trình máy tính (phần mềm). Bằng cách thao tác các đoạn mã (các ngôn ngữ) trên các công cụ lập trình họ có thể tạo ra các chương trình mới sửa lỗi hay nâng cấp chương trình đó để tăng tính hiệu quả của việc sử dụng máy tính.

Một số ngôn ngữ mà dân lập trình sử dụng phổ biến là C, C++, C#, Java, Python, Visual Basic, Lisp, PHP và Perl.

Lập trình viên có thể làm việc một mình hoặc làm việc theo một nhóm để hoàn thiện sản phẩm công nghệ đến cuối cùng.

Lập trình viên thuộc ngành gì?

Lập trình viên thuộc ngành đào tạo công nghệ thông tin. Các bạn có nền tảng học ngành công nghệ thông tin ra trường sẽ thường theo nghề lập trình viên. Tuy nhiên không phải tất cả lập trình viên đều là ngành công nghệ thông tin mới làm được và ngược lại cứ học công nghệ thông tin là làm được lập trình.

Các lập trình viên có thể là các bạn trái ngành, chỉ cần đủ đam mê theo đuổi thì vẫn có cơ hội phát triển trong lĩnh vực lập trình này.   

Thông thường để trở thành lập trình viên thì sẽ cần học một số chuyên ngành chính sau:

Lập trình viên thuộc ngành nào
Lập trình viên thuộc ngành nào?

Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là ngành khá quan trọng không thể chối bỏ cho việc trở thành một lập trình viên. Ngành học này giúp bạn có những kiến thức liên quan đến việc nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về mạng máy tính và truyền thông.

Các kiến thức nền tảng và chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin để nâng cao tay nghề nhằm phát triển khả năng sửa chữa, xây dựng, cài đặt, bảo trì các phần cứng của máy tính cũng như nghiên cứu và phát triển các ứng dụng phần mềm.

Khoa học máy tính

Là lĩnh vực quan trọng liên quan đến nghiên cứu máy tính được giảng dạy ở đại học, các trung tâm đào tạo. Đây là chuyên ngành phù hợp với những bạn yêu thích nghiên cứu, tìm hiểu về máy tính từ những điều nhỏ nhất. Các môn học chủ yếu của ngành khoa học máy tính là học về cấu trúc dữ liệu máy tính, trí tuệ nhân tạo Al, ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành, xử lý dữ liệu, các kiến thức liên quan đến toán học, khoa học và máy tính chuyên sâu,… Đây được xem là ngành học cần thiết đối với những bạn bắt đầu làm quen với lập trình. Học về khoa học máy tính sẽ vô cùng thú vị đấy nhé.

Hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin là ngành học tổng quan bao gồm việc tìm hiểu về quy trình thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, thiết kế hệ thống thông tin, quản trị, vận hành và phân phối thông tin tham mưu cho những người ra quyết định. Bạn sẽ học tập trung vào một số ngôn ngữ lập trình như PHP, C#, Java, đặc biệt tập trung vào SQL với mục đích quản lý và phân tích cơ sở dữ liệu. Hệ thống thông tin là những kiến thức tổng quát , chưa đi sâu vào kiến thức lập trình phần mềm. Nên bạn muốn trở thành lập trình viên cần học thêm nhiều mảng nữa từ các trường đại học, cao đẳng hoặc ở các trung tâm dạy lập trình. 

Kỹ thuật máy tính

Kỹ thuật máy tính bao gồm kiến thức về phần mềm và phần cứng của máy tính. Ngành này sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về các ngôn ngữ lập trình cần thiết như: Java, PHP, C++,…Nhờ những ngôn ngữ lập trình này mà bạn dễ dàng giải quyết vấn đề về sự phát triển phần cứng máy tính,…Kỹ thuật máy tính là ngành bạn nên tìm hiểu chuyên sâu hơn nữa để thêm vững vàng trong công việc một lập trình viên chuyên nghiệp.

Công nghệ phần mềm

Ngành công nghệ phần mềm là ngành chuyên sâu nhất trong công việc của các lập trình viên mà bạn không nên bỏ qua. 

Ngành này bao gồm các kiến thức về quy trình xây dựng và phát triển phần mềm, các công cụ nền tảng của công nghệ. Ngoài ra cung cấp thêm hiểu biết về thu thập dữ liệu, phân tích, thiết kế lập trình và bảo hành.   

Truyền thông và mạng máy tính

Ngành học này cũng khá quan trọng, bạn cần phải hiểu rõ để trở thành một lập trình viên giỏi. Sau chuyên ngành về truyền thông và mạng máy tính, bạn có thể trở thành một nhà thiết kế và phát triển phần mềm mạng. Hoặc bạn sẽ trở thành nhân sự chuyên thiết kế mạng cho các trung tâm dữ liệu, nhà cung cấp và ngân hàng.

Công việc của lập trình viên

Lập trình viên được phân chia cụ thể theo các hình thức lập trình: lập trình web, lập trình hệ thống, lập trình Database, lập trình game, lập trình mobile.

Công việc chính của một lập trình viên là viết và kiểm tra phần mềm, bên cạnh đó là các công việc sau:

  • Xây dựng các ứng dụng mới
  • Nâng cấp và sửa chữa các ứng dụng có sẵn
  • Xây dựng các chức năng xử lý
  • Nghiên cứu và phát triển công nghệ mới

Cụ thể là các lập trình viên sẽ viết chương trình bằng nhiều ngôn ngữ như C++, Java. Cập nhật chương trình và mở rộng chương trình có sẵn. Công việc của lập trình viên gần giống với công việc của người phát triển phần mềm. Khi xảy ra vấn đề lập trình viên có thể làm những công việc của người phát triển phần mềm như thiết kế chương trình. Gỡ rối các chương trình bằng cách kiểm tra lỗi và sửa lỗi sai. Xây dựng và sử dụng công cụ phần mềm hỗ trợ máy tính để tự động mã hóa một đoạn mã. Và sử dụng thư viện mã số để đơn giản hóa tài liệu.

Tạm kết

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu hơn về lập trình viên, lập trình viên thuộc ngành gì? Để từ đó xác định và có những định hướng đúng đắn cho việc theo đuổi ngành lập trình. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết nên học ở đâu và bắt đầu học ngành lập trình như thế nào thì hãy tìm hiểu về khóa học đào tạo tại CodeGym Đà Nẵng. CodeGym Đà Nẵng đặt ra lộ trình phù hợp và mục tiêu chuẩn đầu ra đảm bảo 100% học viên có việc làm nên bạn hoàn toàn có thể tham khảo và lựa chọn học tại đây. Chúc bạn thành công và trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp.  

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *