Mẹo để ứng tuyển lập trình

Mẹo để ứng tuyển lập trình nộp đâu trúng đó

Không phải ai cũng thành công để có một việc làm ưng ý nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà các nhà tuyển dụng càng ngày càng “khó tính” hơn trong khâu tuyển chọn. Bạn có thể có trong tay tấm bằng đại học danh giá nhưng cơ hội trúng tuyển vẫn khá mong manh. Đừng lo, hãy cùng chúng tôi khám phá những mẹo để ứng tuyển lập trình nộp đâu trúng đó.

Mục lục

Khái niệm lập trình là gì?

Lập trình là một công việc trong đó người lập trình viên sử dụng các ngôn ngữ lập trình; các đoạn mã lệnh (code), và các tiện ích có sẵn. Qua đó họ xây dựng nên các chương trình, phần mềm, trò chơi, ứng dụng, hệ thống xử lý, các trang web… Giúp người dùng có thể thực hiện các mệnh lệnh với máy tính, hoặc tương tác qua lại với nhau thông qua các thiết bị điện tử.

Những người làm nghề lập trình được gọi là các lập trình viên. Đồng thời lập trình là một phần trong ngành công nghệ thông tin, chứ không phải là công nghệ thông tin. Những ngành khác như thương mại điện tử… là các ngành ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin.

Công việc của một lập trình viên là gì?

Bạn cần biết rằng công việc của lập trình viên cũng được chia thành nhiều mảng như lập trình di động, lập trình & phát triển hệ điều hành, lập trình website, lập trình mobile, ứng dụng game,…Thế nên, tùy thuộc vào vị trí làm việc và sự phân công nhân sự tại mỗi doanh nghiệp mà công việc cụ thể sẽ sự khác nhau. Tuy nhiên dù ở mảng nào, lập trình viên cũng tập trung vào các công việc chính như:

  • Phối hợp với các bộ phận khác để đưa ra ý tưởng cho các mẫu thiết kế phần mềm, ứng dụng mới.
  • Xây dựng phần mềm, ứng dụng mới bằng các ngôn ngữ lập trình thích hợp.
  • Phát triển và xây dựng các tính năng mới cho ứng dụng.
  • Nâng cấp phần mềm và các hệ thống để đảm bảo tính bảo mật và hiệu quả hơn.
  • Phối hợp với các Content/Technical Writers để viết các tài liệu hỗ trợ người dùng.
  • Kiểm tra và bảo trì các chương trình, ứng dụng định kỳ, tiến hành sửa lỗi khi có vấn đề xảy ra.

Mẹo để ứng tuyển lập trình nộp đâu trúng đó

Để tìm được công việc ưng ý, bạn phải chứng minh được năng lực nổi trội hơn ứng viên khác để vượt qua vòng sàng lọc. Những bạn đang có ý định ứng tuyển lập trình có thể tham khảo những mẹo sau:

Mẹo để ứng tuyển lập trình
Mẹo để ứng tuyển lập trình

Tìm hiểu rõ công ty, công việc mà bạn muốn dự tuyển

Phỏng vấn cũng như một cuộc chiến, bạn biết mình ở đâu, vị thế nào và nắm bắt rõ tâm lý đối thủ thì bạn mới có cơ hội thắng. Nếu như bạn muốn tìm việc lập trình thì trước khi nộp CV xin việc, bạn đã phải nghiên cứu rõ ràng về nhà tuyển dụng: lĩnh vực, mục tiêu kinh doanh, thông tin về lãnh đạo, bộ máy hoạt động, cách thức làm việc,…

Một ứng viên biết rõ ràng những thông tin liên quan tích cực về doanh nghiệp sẽ được nhà tuyển dụng hài lòng. Trong lĩnh vực IT, bạn cần hiểu được công ty cần gì khi tuyển bạn, ví dụ như: khả năng phân tích, tư duy logic, phán đoán chính xác, đam mê công nghệ (sẽ rất tuyệt nếu bạn hiểu rõ về sản phẩm công nghệ hoặc phần mềm do công ty tạo ra)

Tận dụng các mối quan hệ

Đôi khi cơ hội việc làm lại đến từ các mối quan hệ xung quanh. Vì thế, để sớm tìm được công việc tốt, hãy thăm dò qua bạn bè hay đồng nghiệp, người thân bên cạnh. Bạn có thể nhờ họ giúp đỡ bằng cách giới thiệu với nhà tuyển dụng hay chỉ nơi đang có nhu cầu tìm người làm việc. Đây là cách nhanh và hiệu quả nhất. Bởi thông qua mối quan hệ, bạn được chú ý và tăng tỷ lệ xin việc thành công.  

Tạo điểm nhấn CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Bản thành tích học tập “khủng” với nhiều học bổng kèm theo chứng chỉ tham gia các cuộc thi chuyên môn chắc chắn là một gia tài quá tuyệt vời mà bạn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, nếu không có những điều đó thì bằng cách nào CV cho sinh viên IT mới ra trường có thể tạo điểm nhấn cho nhà tuyển dụng? 

Bạn hãy trình bày những điều mà bạn tự tin nhất. Chắc hẳn bạn đã được học qua ngôn ngữ lập trình, cách xử lý dữ liệu, nghiên cứu và phát triển phần mềm? Vậy bạn có thể ghi vào CV những khả năng của bạn: khả năng lập trình, xây dựng website, sáng tạo game mobile, thiết kế đồ họa… Bạn có thể trình bày tóm tắt một số đề án thực tiễn bạn đã từng làm và đính kèm thêm file chi tiết.

Ngoài ra, đừng bỏ qua những chứng nhận, giải thưởng khi tham gia hoạt động ngoại khóa hay các chứng chỉ ngoại ngữ. Tất cả sẽ giúp CV của bạn trở nên phong phú và ghi điểm hơn đối với nhà tuyển dụng.

Trau dồi thêm ngoại ngữ là một thế mạnh rất lớn

Việc có thể sử dụng ngoại ngữ lưu loát không chỉ giúp bạn thuận lợi trong công việc mà còn góp phần đem lại cho bạn nguồn thu nhập cao hơn so với mặt bằng chung. Chính vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên đầu tư cho việc học thêm một ngôn ngữ khác. Điều này chứng tỏ bạn là người ham học hỏi, không ngừng trau dồi bản thân. Không những thế, đối với những doanh nghiệp đang có xu hướng toàn cầu hóa – ứng viên sáng giá không ai khác ngoài bạn. Tiếng Anh là một trong những ngoại ngữ được nhiều người chọn học nhất vì mức độ phổ biến của nó trong môi trường kinh doanh quốc tế, ngoại giao và học thuật. Bên cạnh tiếng Anh, bạn có thể tham khảo học một số ngoại ngữ khác như học tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, bởi những ngôn ngữ này cũng được hàng triệu người trên thế giới sử dụng và có ảnh hưởng không nhỏ đến nền chính trị và kinh tế toàn cầu.

Xây dựng thương hiệu cá nhân

Suốt cuộc đời bạn, nhiều thứ đến rồi đi. Bạn có thể thay đổi việc làm, thậm chí thay đổi bạn đời. Có thể giàu hoặc nghèo, cũng có thể gầy hoặc béo. Nhưng bất kể việc gì xảy ra trong đời, một điều sẽ luôn đi với bạn suốt cuộc đời… Đó chính là Tên của bạn. Vậy bạn có nghĩ bạn nên đầu tư chút công sức cho nó?

Tên – hay thương hiệu cá nhân, là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Nếu có danh tiếng tốt, bạn có thể xoay chuyển tình thế chỉ với một cái phẩy tay. Danh tiếng tốt giúp bạn rất nhiều trong việc tìm việc làm, thăng chức, giành khách hàng sộp hay gây dựng một startup. Chúng ta thường thấy các công ty quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Bạn có từng nghĩ đến giá trị của quảng bá thương hiệu cá nhân?

Để xây dựng thương hiệu cá nhân trong ngành IT, chúng tôi khuyến khích bạn nên bắt đầu viết blog cá nhân. Blog là một trong nhiều cách xây dựng thương hiệu cá nhân của riêng bạn. Chọn một mảng cố định, học hỏi và viết về nó ngay hôm nay. Hoặc là bạn có thể tạo cả Youtube, đăng podcast, tham gia vào nhiều podcast của người khác, viết bài cho các blog với tư cách khách mời, viết bài cho tạp chí, sách, và nói chuyện tại các event.

Đầu tư vào kỹ năng mềm

Kỹ năng cứng cũng rất quan trọng, tuy nhiên hiện nay các nhà tuyển dụng rất coi trọng kỹ năng mềm vì nó đánh giá được rất năng lực và rất nhiều khía cạnh của ứng viên mà kể từ đó có thể chọn ra được người thích hợp. Trong ngành IT, chúng ta phải làm việc với con người hàng ngày, vì vậy kỹ năng giao tiếp rất cần thiết. 

Deadline dồn dập, yêu cầu công việc của lập trình viên thay đổi không ngừng. Công việc đòi hỏi sự tập trung, tinh thần thép, khả năng tự khích lệ bản thân.

Chúng ta cũng cần học cách sắp xếp thứ tự ưu tiên, nâng cao hiệu suất làm việc nhiều nhất có thể. Nhưng cũng đừng quên chú ý sức khỏe cũng như tình hình tài chính cá nhân. Bỏ qua hai yếu tố này, bạn có thể gặp hậu quả khó lường.   Ý chính ở đây là, trong cuộc sống thì dù bạn làm gì, dù bạn làm IT hay bất cứ công việc nào thì những kỹ năng mềm là quan trọng và vô cùng cần thiết. Bởi vậy, trau dồi nó để có thêm cơ hội việc làm nhé

Lưu ý khi ứng tuyển lập trình

Lỗi chính tả và lỗi đánh máy

Nếu có các lỗi chính tả hoặc đánh máy, nhà tuyển dụng có thể nghĩ rằng bạn không chú ý đến chi tiết hoặc lười kiểm tra công việc của mình, thậm chí bạn không xem trọng công việc ứng tuyển bởi không nghiêm túc với việc nộp đơn.

Viết quá nhiều

Một lá đơn xin việc làm quá dài dòng là một sự lãng phí thời gian và là sai lầm lớn. Giữ nội dung đơn xin việc làm của bạn ngắn gọn ở khoảng 150 đến 200 từ sẽ đảm bảo thư dễ được đọc hơn.

Làm nổi bật các kỹ năng còn thiếu

Rất có thể bạn sẽ không đáp ứng được toàn bộ yêu cầu của nhà tuyển dụng nhưng không cần thiết phải thu hút sự chú ý đến các kỹ năng chuyên môn hoặc kiến thức mà bạn còn thiếu trong đơn xin việc làm.Thay vào đó, hãy tập trung vào những thứ mà bạn có. 

Bào chữa

Mặc dù rất mong muốn giải thích cho những thiếu sót tiềm ẩn trong CV như vì sao bạn bỏ công việc trước đây, nhưng hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng không muốn đọc lời giải thích hoặc lời bào chữa của bạn trong đơn xin việc làm. Những gì họ muốn thấy là sự phù hợp của bạn với vai trò và công ty, vì vậy hãy tập trung vào trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng, thành tích và niềm đam mê của bạn. Chỉ đưa ra lời giải thích khi được yêu cầu (thường là trong một cuộc phỏng vấn).

Tổng kết 

Bài viết trên đây của chúng tôi đã  chỉ cho các bạn mẹo để ứng tuyển lập trình nộp đâu trúng đó. Phải biết rằng thị trường việc làm hiện nay luôn có sự cạnh tranh dù ở bất cứ ngành nghề nào. Để có một công việc tốt thì giỏi chuyên môn là chưa đủ, cần sự khéo léo, kỹ năng và còn cả may mắn nữa… Hi vọng với những chia sẻ của chúng tôi có thể giúp bạn thuận lợi trong công việc cũng như quá trình phỏng vấn sau này. Chúc các bạn thành công!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *