Nhân viên IT làm công việc gì

Nhân viên IT làm công việc gì mà sao ai cũng “chạy” theo làm?

Trong thời đại công nghệ 4.0 này hầu như không ai là không biết thuật ngữ IT. Nhưng kỳ thực thì có mấy ai biết thực sự một nhân viên IT là làm công việc gì.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của internet, công nghệ thông tin đã và đang là công cụ hỗ trợ hữu hiệu nhất cho con người. Đây là một trong những ngành có mức lương và cơ hội việc làm cao thu hút nhiều bạn trẻ theo đuổi. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu và biết được công việc thực sự của một IT là gì? Vì vậy trong phạm vi bài viết này mình sẽ giới thiệu cụ thể những công việc mà một nhân viên IT sẽ đảm nhiệm để bạn hiểu hơn trước khi quyết định có dấn thân vào lĩnh vực này không.

Mục lục

IT là gì?

IT là viết tắt của từ information technology là công nghệ thông tin, bao gồm tất cả các công việc có liên quan đến các phần mềm máy tính, liên quan đến sự kiểm soát sự hoạt động của hệ thống máy tính hay sửa chữa phần mềm, phục vụ một vài nhu cầu khác liên quan đến công nghệ…Đây chính là 1 nhánh trong ngành kỹ thuật sử dụng máy tính, phần mềm máy tính chuyển đổi hay sự truyền tải và thu thập thông tin.

Công việc của một nhân viên IT

Những nhân viên IT làm việc trong ngành CNTT chính là những lập trình viên, những kỹ sư phần mềm, kỹ sư phần cứng. Công việc của họ liên quan đến các công việc lập trình phần mềm máy tính; cài đặt, thử nghiệm và bảo trì máy tính, hệ thống mạng và hệ thống phần mềm được sử dụng để lưu trữ, gửi và nhận các dữ liệu kỹ thuật số. 

IT có nhiều vị trí khác nhau. Trong đó mỗi vị trí sẽ có những công việc riêng với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn mà bạn có thể tham khảo với các vị trí việc làm phổ biến dưới đây:

Nhân viên IT làm công việc gì
Nhân viên IT làm công việc gì mà ai cũng chay theo làm?

Công việc của nhân viên IT Manager

  • Quản lý và phân công công việc cho các nhân viên trong phòng CNTT; chỉ đạo và tham gia các công việc liên quan đến quản trị hệ thống.
  • Thiết lập hệ thống máy chủ cục bộ, mạng nội bộ, internet, wifi, camera, máy chấm công, điện thoại bàn.
  • Chịu trách nhiệm quản lý hệ thống server chủ; quản lý hệ thống mạng nội bộ, sửa chữa khắc phục sự cố máy tính, hệ thống mạng.
  • Quản lý các phần mềm ứng dụng trong việc quản lý công việc của doanh nghiệp.
  • Quản lý hệ thống website của công ty chuyên nghiệp và hiệu quả.
  • Backup dữ liệu file server, hệ thống website.
  • Xây dựng, quản lý hệ thống cơ sở vật chất, mạng CNTT cho công ty và các đơn vị thành viên.
  • Hỗ trợ IT cho các sự kiện của công ty tổ chức.
  • Trực tiếp triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ban giám đốc.
  • Quản lý phòng CNTT, đưa ra các kế hoạch chính sách; tham mưu trực tiếp cho ban giám đốc về mảng CNTT.
  • Đề xuất, tham gia các dự án phát triển phần mềm, CNTT cho các đơn vị, bộ phận trực thuộc; nghiên cứu, tham mưu tư vấn cho ban giám đốc về các ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc nhằm tăng năng suất lao động.

Công việc của nhân viên IT Support

  • Thiết kế và quản lý hệ thống mạng/server của công ty.
  • Xử lý các sự cố liên quan đến máy tính, phần mềm, thiết bị mạng, đường truyền trong công ty. 
  • Thực hiện sửa chữa phần cứng máy tính, các thiết bị máy tính PC và các thiết bị ngoại vi không được thỏa thuận bảo dưỡng của bên thứ ba nhà cung cấp.
  • Giúp cài đặt mạng nội bộ, hệ thống cáp và các thiết bị như card mạng, hub và switch.
  • Phối hợp với các kỹ thuật viên khác trong việc tạo ra tài liệu liệu hướng dẫn cho người dùng cuối câu hỏi thường gặp (FAQs)
  • Xác định, chẩn đoán và giải quyết vấn đề đối với yêu cầu của người sử dụng máy tính cá nhân, phần mềm máy tính và phần cứng, mạng, Internet trong công ty.
  • Cung cấp hỗ trợ cài đặt, cấu hình cho người dùng cuối các phần cứng máy tính để bàn, phần mềm và thiết bị ngoại vi.
  • Giải quyết các vấn đề về phần cứng máy tính và email, Internet, dial-in và các vấn đề truy cập mạng.

Công việc của nhân viên IT Network

  • Xử lý các sự cố về mạng, thiết bị công nghệ thông tin.
  • Xử lý các sự cố máy tính và hỗ trợ người dùng cuối.
  • Đề xuất các phương án bảo trì, nâng cấp hệ thống, thay đổi dịch vụ theo yêu cầu phát triển của công ty và ứng dụng CNTT vào trong công việc.
  • Đề xuất và sắp lịch sửa chữa, bảo trì mạng LAN/WAN cho công ty.
  • Quản trị hệ thống mạng nội bộ, Internet, hệ thống mạng server, hệ thống Wifi , hệ thống camera của công ty.
  • Quản lý Firewall, Load balancers, VPN concentrators, Switch/Router, VLAN, PABX và Internet Leasedline, Megawan, FTTH.
  • Thiết kế, vận hành và theo dõi sát các hệ thống mạng LAN và hệ thống đường truyền Internet, đảm bảo hệ thống hoạt động thông suốt.
  • Đảm bảo an toàn, nâng cao tính bảo mật, nắm được các kỹ thuật xâm nhập và các biện pháp phòng, chống tấn công.
  • Giám sát hiệu suất mạng (tính khả dụng, băng thông, độ trễ…) và kiểm tra các điểm yếu.
  • Cập nhật các bản và cần thiết cho Windows Server, Firewall…
  • Nâng cấp, cài đặt và troubleshoots mạng kết nối, mạng thiết bị phần cứng và phần mềm.
  • Phát triển và tiêu chuẩn hệ thống tài liệu cho các thiết bị máy tính và mạng trong doanh nghiệp.

Công việc của nhân viên IT phần mềm

  • Tham gia đánh giá kỹ thuật các giải pháp của các đối tác thuộc lĩnh vực phần mềm ứng dụng.
  • Nghiên cứu kiến trúc, công nghệ, khả năng ứng dụng phần mềm mới để có thể phát triển các ứng dụng tự động cho công việc văn phòng và nghiệp vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Tham gia vào quản lý, hỗ trợ kỹ thuật cho hệ thống website công ty.
  • Training cho người dùng đầu cuối trên toàn hệ thống về sử dụng phần mềm ứng dụng sau khi đã tự phát triển hoặc tiếp nhận chuyển giao từ nhà cung cấp.
  • Cài đặt, nâng cấp, bảo trì các hệ thống và các hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác (cấu hình đồng bộ, sao lưu, phục hồi CSDL…)
  • Bảo trì, chỉnh sửa, cải tiến, tạo thêm báo cáo trên hệ thống ứng dụng phần mềm quản lý, website trong doanh nghiệp.

Công việc của nhân viên IT Khách sạn

  • Thực hiện việc hướng dẫn, hỗ trợ vận hành hệ thống phần mềm nghiệp vụ cho nhân viên các bộ phận trong khách sạn.
  • Giải quyết mọi vấn đề liên quan đến máy tính, Internet không dây/ cáp, email… của khách hàng lưu trú tại khách sạn.
  • Hỗ trợ nhân viên khách sạn về phần mềm, phần cứng khi được yêu cầu.
  • Chủ động tìm kiếm những ý tưởng cải tiến hoạt động của hệ thống IT khách sạn.
  • Giám sát hoạt động phòng CNTT của khách sạn.
  • Kiểm tra hoạt động hàng ngày của hệ thống hạ tầng CNTT của khách sạn

Lý do nhiều bạn “chạy” theo ngành IT

Cơ hội việc làm cao

Công nghệ ngày càng phát triển, ngành IT đã và sẽ luôn là ngành hot. Nó sẽ luôn có vị trí đứng vững chắc trong thị trường việc làm không chỉ ở Việt Nam nói riêng mà ở cả thị trường thế giới nói chung. Vì thế theo IT sẽ không quá khó khăn để tìm việc. Ngoài ra IT gồm nhiều vị trí công việc khác nhau. Từ đó mở ra nhiều sự lựa chọn cho những người muốn theo đuổi.

Mức lương khủng

Trong thực tế thì tùy từng vị trí việc làm và kinh nghiệm mỗi người mà mức thu nhập cũng có sự chênh lệch. Nhưng nhìn chung so với các ngành nghề khác thì IT là ngành có mức thu nhập cao hơn. Đặc biệt chế độ đãi ngộ nhân sự ở các công ty IT thường rất hấp dẫn.

Môi trường làm việc linh hoạt

Ngành IT không bó hẹp môi trường làm việc. Bạn có thể tự do lựa chọn môi trường phù hợp, làm online hay tại các cơ quan, tổ chức. Miễn sao hoàn thành được công việc được giao đúng hạn. 

Đọc thêm: Những điều đặc biệt quan trọng cần lưu ý khi làm công việc lập trình tại nhà

Tạm kết

Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu rõ về công việc IT. Có định hướng rõ ràng để theo đuổi nghề. Nếu bạn đang hoang mang và tìm kiếm lớp học đào tạo uy tín thì hãy thử khám phá lộ trình học của Codegym Đà Nẵng. Với lộ trình học phù hợp mọi đối tượng, Codegym cam kết 100% học viên sẽ có việc làm sau khóa học. Hãy thử nhanh tay tham khảo các khóa học với những ưu đãi hấp dẫn nhất nhé. Chúc bạn thành công và sớm trở thành một IT giỏi.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *