những điều cần lưu ý khi tuyển thực tập lập trình viên

15 điều mà không công ty nào hé lộ cho bạn khi tuyển thực tập lập trình viên

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm, tạo điều kiện cho các bạn có cơ hội cọ xát với thực tế, gắn kết những lý thuyết đã học ở trường với môi trường thực tế tại các doanh nghiệp. Đặc biệt với các lập trình viên thì càng đòi hỏi cao về kinh nghiệm. Tuy nhiên không phải ai cũng dễ dàng vào thực tập và hoàn thành tốt quá trình thực tập của mình. Thì bài viết dưới đây mình sẽ chia sẻ 15 điều mà bạn cần lưu ý khi ứng tuyển thực tập lập trình viên nhé.

Mục lục

Lựa chọn lĩnh vực thực tập phù hợp

Công nghệ thông tin nói chung và lập trình viên nói riêng khá là rộng và nhiều mảng, với nhiều vị trí làm việc khác nhau với nhiệm vụ công việc cũng khác nhau. Vì vậy khi ứng tuyển vào thực tập lập trình ở bất cứ cơ quan, tổ chức lớn hay nhỏ. Bạn cũng cần xác định thế mạnh của bạn, lĩnh vực bạn thích và muốn theo đuổi là gì để phù hợp vào vị trí thực  tập. 

Quan sát và chủ động học hỏi

Khi đi thực tập, bạn sẽ thấy mọi thứ sẽ khác rất nhiều so với những gì bạn đã được học ở trường, bởi đây là một thế giới thực tế. Đặc biệt đối với thực tập lập trình viên sẽ có nhiều vấn đề về công việc mà bạn khó theo kịp và hoàn thành. Những đồng nghiệp của bạn biết bạn là một thực tập sinh mới và muốn giúp đỡ bạn, nhưng họ không thể dành nhiều thời gian giải thích mọi thứ cho bạn biết. Mọi thứ bạn phải hoàn toàn chủ động.

Chủ động trong việc tìm hiểu tri thức thực tế, chủ động tìm hiểu về doanh nghiệp nơi mà bạn đang đi thực tập, chủ động tìm hiểu thêm về công việc mà bạn đang làm…Và quan trọng hơn cả là bạn phải chủ động quan sát. 

Quan sát những đồng nghiệp của bạn sẽ nói chuyện với nhau như thế nào? Họ đối xử với cấp trên như thế nào? Đâu là những mục tiêu và mối quan tâm lớn của họ? Học hỏi văn hóa công sở và văn hóa giao tiếp với khách hàng thông qua họ. Bạn sẽ học hỏi được rất nhiều trong quá trình quan sát.

Thể hiện sự chỉn chu và chuyên nghiệp

Hãy thể hiện sự chuyên nghiệp của mình ngay từ những việc làm nhỏ nhất, chẳng hạn như cách ăn mặc, đi đứng, tác phong làm việc, chấp hành các nội quy của cơ quan thực tập… Và điều quan trọng là luôn đúng giờ. Mặc dù, là sinh viên thực tập bạn có thể không nhất thiết phải làm theo giờ hành chính. Tuy nhiên, hãy để cho mọi người trong cơ quan nơi bạn đang thực tập thấy được sự nghiêm túc của bạn khi thực tập tại công ty. Điều này sẽ giúp bạn tăng điểm hơn trong mắt mọi người ở cơ quan.

Tạo mối quan hệ tốt với nơi thực tập

Bởi khi viết luận văn cũng cần một lần nữa làm việc với đơn vị để xin số liệu và chứng nhận cho báo cáo thực tập.

Tìm người cố vấn

Tìm cho bạn một người đi trước có kinh nghiệm, sẵn sàng giúp đỡ, trả lời những câu hỏi thắc mắc của bạn về công việc, lĩnh vực và cả về công ty. Học hỏi, khám phá cách phát triển đi lên trong sự nghiệp của họ và những lời khuyên họ chỉ bảo cho bạn.

Thiết lập mối quan hệ tốt để người cố vấn hỗ trợ  bạn trong thời gian thực tập đến khi heets quá trình thực tập đó. Tuy nhiên bạn phải biết cân bằng mối quan hệ đó đem lại lợi ích cho cả hai chứ đừng chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân từ người cố vấn này. 

Đừng chú trọng đến lương

Không nên quá quan trọng hóa vấn đề tiền bạc khi đi thực tập. Vì lúc này bạn chỉ là người đang thực tập (đi học được trả lương), là người cần kiến thức và kinh nghiệm chứ mục đích chính không phải kiếm tiền. Nếu quá tập trung vào kiếm tiền sẽ khiến bạn thiếu đi kiến thức quan trọng cần có trong quá trình thực tập.

Cầu thị, không đòi hỏi quá nhiều

Thái độ của bạn sẽ quyết định những gì bạn xứng đáng được hưởng. Hãy luôn nhớ câu này khi thực tập. Sự cầu thị, chăm chỉ của người thực tập, kiến tập là rất quan trọng. Và bạn hãy cố gắng giữ thái độ này trước những người đi trước, kể cả là những nhân sự đang làm ở nơi bạn tập sự. Có như vậy bạn mới nhận được sự chỉ bảo tận tình nhất.

Chấp nhận thực tế ở môi trường mới

Đây không còn là giảng đường đại học với những mối quan hệ bạn bè, sinh viên với giảng viên nữa. Mà là mối quan hệ giữa nhân viên và sếp, giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp. Nó không đơn thuần như trước, mà bạn sẽ phải đối diện.

Bạn cũng có thể gặp phải một số cản trở trong việc thực tập của mình, điều đó sẽ làm cho bạn cảm thấy thấp kém và chán nản, hoặc chỉ đơn giản là bạn bị lạc lõng. Chắc chắn là bạn sẽ không quyết định được những điều quan trọng xung quanh bạn. Vì rốt cuộc bạn chỉ là một thực tập sinh.

Bí quyết để cho mọi việc tốt hơn là làm một công việc nổi bật với những nhiệm vụ được phân công. Sau đó hãy yêu cầu nhiều hơn. Đảm nhận bất cứ những gì bạn có thể và thể hiện rằng bạn có thể làm nó một cách nhanh chóng và chính xác. Thậm chí nếu đó là những công việc thấp kém như việc sắp xếp giấy tờ, các thứ linh tinh vụn vặt trên bàn làm việc của mọi người, thì sự nhiệt tình và nỗ lực của bạn sẽ được công nhận, được đánh giá cao và được mọi người ghi nhớ.

Đừng ngại đặt câu hỏi

Việc đặt các câu hỏi sẽ làm cho các doanh nghiệp thấy được bạn tò mò và thực sự quan tâm đến chất lượng công việc của mình. Bạn muốn mọi thứ được thực hiện đúng, cũng giống như muốn bài bản và có sự hiểu biết rất đầy đủ. Mặt khác, nó luôn luôn tốt hơn là tự mình suy đoán. hơn nữa, thực tập là một cơ hội để học hỏi từ những người khác, bởi vậy hãy tận dụng nó.

Chọn nơi thực tập phù hợp để có cơ hội thể hiện năng lực của mình

Nhiều sinh viên than phiền rằng công việc thực tập của họ thật quá nhàm chán, thường là “bưng trà, rót nước” hoặc bị sai vặt. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu chọn lựa kỹ lưỡng, bạn có thể tìm được các công ty có chương trình thực tập tốt hơn. Và để không phải là người thừa, để được tiếp cận với công việc, trước khi đi thực tập bạn nên tìm hiểu thêm kiến thức ngành nghề liên quan để thích nghi  với kế hoạch thực tập và đơn vị mình đến thực tập.

những điều cần lưu ý khi tuyển thực tập lập trình viên
Những điều cần lưu ý khi tuyển thực tập lập trình viên

Tìm hiểu thêm kiến thức ngành nghề liên quan để thích nghi với kế hoạch thực tập và đơn vị mình đến thực tập

Ngoài kiến thức chuyên ngành bạn nên học, tìm hiểu thêm các vị trí liên quan của lập trình viên hay các mảng khác của công nghệ thông tin để dễ dàng làm việc nhóm, trao đổi, giao tiếp. 

Bằng cấp

Đối với một sinh viên chưa có kiến thức về lập trình thì việc lấy chứng chỉ liên quan đến Microsoft Office cũng tương đối đơn giản. Vì vậy hãy cố gắng hết khả năng có thể để lấy được chứng chỉ đó.

Với công việc của một lập trình viên thì chắc chắn những chứng chỉ về Office sẽ rất hữu dụng. Tùy vào từng công ty mà những yêu cầu về các loại chứng chỉ/ chứng nhận cũng sẽ khác nhau. Những chứng chỉ trên là minh chứng cho trình độ nhất định của bạn.

Chuẩn bị tốt về tâm lý

Để việc thực tập mang lại hiệu quả cao, bạn cần phải có một sự chuẩn bị tốt không những kiến thức mà còn ở tâm lý vì có kết quả hay không là do tính thích nghi của mỗi người. Những sinh viên kiên nhẫn, cởi mở và hòa đồng với nhân viên công ty thì sẽ sớm có được số liệu, sớm được hướng dẫn. Điều chính yếu là chỉ cần chịu khó, hăng hái và làm tốt phần việc được giao. Nên có ý thức học hỏi và nhanh nhạy, chú tâm trong công việc, đặc biệt là phải trung thực, chân thành. Nhiều sinh viên sau khi thực tập xong được tuyển dụng ở đó làm việc luôn (một số các công ty vẫn tuyển nhân viên theo kiểu như thế này). Đây là cách tốt nhất thay cho việc đi nộp hồ sơ tìm việc làm. Vì thế, bạn hãy tận dụng cơ hội, nhiệt tình với công việc và chú tâm học hỏi. Nên có tinh thần, thái độ tích cực như đang thử việc để được làm nhân viên chính thức.

Tính cách, phẩm chất phù hợp

Bất kì bạn là thực tập hay là nhân viên lập trình viên nói riêng và các ngành nghề khác nói chung, thì đa số các nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến cách ứng xử, tính cách của bạn. Bởi lẽ lập trình viên thường làm việc theo nhóm. Mà tính cách là yếu tố khó thay đổi của con người nên có tính cách tốt thì có thể xem xét đến tinh thần trách nhiệm của các bạn thực tập trong các công việc được giao. Biết đâu nhờ quá trình thực tập tốt mà bạn được nhận ở lại công  ty  ngay sau khi ra trường.

Thử sức ở nhiều vị trí thực tập

Trong quá trình thực tập, thường bạn sẽ phải xác định vị trí muốn thực tập tại cơ quan, công ty đó là gì? Tuy nhiên, bạn nên tận dụng cơ hội khi thực tập để tìm hiểu rõ từng vị trí, để xác định chắc chắn công việc sau này bạn thực sự muốn theo đuổi.

Tạm kết

Hy vọng với những chia sẻ của bài viết trên đã giúp các bạn hiểu và định hình ra những yêu cầu, lưu ý cần thiết khi ứng tuyển thực tập lập trình viên. Chúc các bạn thành công và hoàn thành tốt quá trình thực tập nhé.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *