Tìm việc làm lập trình viên PLC là việc hoàn toàn không hề khó nếu bạn đã trang bị đầy đủ những kiến thức và chuyên môn. Đây là một nghề được đánh giá là có tiềm năng trong tương lai. Đồng thời hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển với mức lương khủng. Nếu bạn đang có ý định theo đuổi nghề này, hãy theo dõi những lưu ý đặc biệt quan trọng khi tìm việc làm lập trình PLC dưới đây để giúp tăng cơ hội có được việc làm ở vị trí này.
Mục lục
Lập trình PLC là gì?
PLC (Programmable Logic Controller) là một bộ điều khiển logic có thể lập trình được bằng ngôn ngữ lập trình. Nếu các bộ bình thường chỉ có một thuật toán để điều khiển, thì với PLC, nó có thể thay đổi thông qua nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. PLC là cụm từ quen thuộc trong ngành điện tự động hóa.
Lập trình PLC cơ bản là một thuật toán được viết bằng ngôn ngữ lập trình dùng để vận hành các PLC. Giúp các PLC điều khiển các thiết bị một cách trơn tru và hiệu quả. Ngôn ngữ lập trình của PLC có thể là Ladder hay State Logic. Hiện nay có nhiều hãng sản xuất ra PLC như INVT, Allen-Bradley,Omron, Honeywell…
Lập trình PLC làm công việc gì?
Với một lập trình viên PLC, họ sẽ đảm nhận các phần công việc như:
- Sử dụng PLC và các ngôn ngữ lập trình cụ thể để thiết kế máy cơ và tự động hóa.
- Nghiên cứu, thiết kế, đưa ra nhận xét, đánh giá về hệ thống điện, linh kiện sản phẩm, các ứng dụng nhờ áp dụng những kiến thức được học.
- Tiếp nhận ý kiến, giải đáp và tư vấn mặt kỹ thuật của sản phẩm cho khách hàng.
- Nghiên cứu, thiết kế các phương pháp thử nghiệm để tìm ra khả năng và thành phần của hệ thống.
- Nghiên cứu khách hàng, yêu cầu khách hàng để phát triển các sản phẩm của dự án nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường nói chung.
- Thu hút sự chú ý của các nhà khai thác/nhà đầu tư.
- Thực hiện chăm sóc khách hàng (Bao gồm việc lắp đặt, cài đặt, lập trình, thi công, hướng dẫn vận hành cho khách hàng).
- Thiết kế phương pháp thử nghiệm điện để đảm bảo chất lượng của sản phẩm trước khi tung sản phẩm mới ra thị trường.
- Chấp hành các quy định trong sản xuất sản phẩm của công ty để đảm bảo chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu trong lòng khách hàng.
- Xây dựng các giải pháp kỹ thuật ứng dụng, các bộ demo kit.
- Biết cách làm việc nhóm và hỗ trợ đội nhóm hoàn thành công việc hiệu quả nhất có thể.
- Tham dự các hội thảo liên quan đến nghiệp vụ để bổ sung kiến thức chuyên môn và nâng cao năng lực cá nhân.
Trong thực tế, tuỳ mỗi công ty, quy mô bộ phận mà những công việc này có thể ít hơn hoặc nhiều hơn. Vì vậy danh sách trên chỉ để bạn tham khảo chứ không phải đúng chính xác 100% trong mọi lúc.
Yêu cầu kiến thức đối với lập trình viên PLC
Để học và có được việc làm lập trình PLC, các lập trình viên phải nắm kỹ các kiến thức của mảng này. Bao gồm:
- Các kiến thức căn bản về nhập môn như toán học đại số, kỹ thuật số và các kiến thức chung về khối PLC.
- Ngôn ngữ lập trình PLC, các loại ngôn ngữ lập trình PLC.
- Cách viết một ngôn ngữ lập trình, nắm kỹ những lệnh cơ bản khi lập trình PLC.
- Khoa học lập trình: Trình logic và cách sửa lỗi khi gặp phải sự cố.
- Phần mềm viết lập trình và mô phỏng như cài đặt phần cứng…
- Điều khiển các biến mở và tăng ngôn ngữ lập trình tối ưu.
Những lưu ý khi apply vào việc làm lập trình PLC
Các nhà tuyển dụng luôn đặt ra yêu cầu đối với ứng viên của mình ngay trên cả hồ sơ và khi gặp mặt phỏng vấn trước khi nhận họ vào công ty. Vì vậy chuẩn bị kỹ càng trước khi nộp hồ sơ xin việc cũng như trước khi đi phỏng vấn là điều vô cùng quan trọng.
Trước khi apply vào việc làm lập trình PLC, các bạn nên chuẩn bị các kiến thức chuyên môn liên quan tới PLC. Cũng như các kỹ năng cơ bản cần có của một lập trình viên. Điều này giúp hồ sơ của bạn có cơ hội nộp đâu trúng đó như mong muốn. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý khi apply vào việc làm lập trình PLC mà bạn có thể tham khảo:
Các kiến thức chuyên ngành
Đầu tiên, khi muốn ứng tuyển vào vị trí lập trình viên PLC, bạn phải nắm chắc các kiến thức chuyên môn ngành. Bao gồm những kiến thức về truyền số liệu, kỹ thuật số và toán học đại số. Và quan trọng, bạn phải nắm các kiến thức liên quan đến bộ điều khiển logic. Những kiến thức này sẽ phục vụ trực tiếp cho quá trình lập trình PLC của các bạn sau này. Nếu không nắm chắc các kiến thức này, khả năng cao bạn sẽ không được nhận vào làm tại các vị trí chuyên viên PLC.
- Kiến thức về kỹ thuật số.
- Kiến thức chung về khối PLC: Hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng chung, ưu điểm, hạn chế, …
- Thiết kế giao diện HMI: Biết cách thiết kế giao diện nút bấm, đèn hiển thị, text, SW chuyển trang; Thiết kế giao diện nhập, hiển thị dữ liệu; Thiết kế giao diện báo lỗi, cảnh báo;…
- Nắm các kiến thức về trình logic và cách sửa lỗi khi gặp phải sự cố bất ngờ.
- Phần mềm viết lập trình và mô phỏng như cài đặt phần cứng…
- Điều khiển được các biến mở và tăng ngôn ngữ lập trình tối ưu.
- Hiểu biết về hệ thống điện, các đơn vị đo lường như dòng điện, điện áp, công suất…Các công thức toán học liên quan như tính công suất, dòng điện… để phục vụ cho việc lập trình và hoàn thành các công đoạn sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh.
- Thiết bị điện công nghiệp: Thiết bị điều khiển đang có hiện nay như Aptomat, Relay, Contactor, Timer, Counter, Encoder, Sensor, Switch, động cơ, Biến tần…Nguyên lý hoạt động, cấu tạo và thực hiện đấu nối cơ bản các bài toán thực tiễn đơn giản.
Ngôn ngữ lập trình
Tất nhiên, để làm được lập trình viên PLC, bạn phải biết và viết được ngôn ngữ lập trình PLC. Đây là lưu ý cơ bản nhất khi ứng tuyển một công việc liên quan đến lập trình PLC.
Bên cạnh đó bạn có thể học một hoặc nhiều các ngôn ngữ lập trình PLC. Chẳng hạn như Ladder logic (AD) hoặc là Function Block Diagram (FBD) hay là Statement List (STL),…. Việc học các ngôn ngữ lập trình PLC sẽ giúp bạn hiểu và giao tiếp được với máy móc thiết bị mà bạn đang làm việc để điều khiển chúng.
Ngoại ngữ
Dù bạn làm lập trình viên ở bất cứ mảng nào cũng rất cần trình độ ngoại ngữ. Bạn nên thông thạo ít nhất một ngoại ngữ để phục vụ cho quá trình làm việc của mình. Không những mang lại những lợi thế cho bản thân. Điển hình như là ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, cơ hội việc làm rộng mở, cơ hội nghề nghiệp thăng tiến. Đồng thời nó cũng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc nâng giá trị bản thân và dễ dàng tiếp cận với những tài liệu, dự án nước ngoài.
Xử lý tình huống nhạy bén
Bạn phải rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống nhạy bén để giải quyết những trường hợp bất ngờ khi máy móc gặp sự cố trong quá trình vận hành. Bạn có thể học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. Hoặc là tìm hiểu các tài liệu chuyên ngành để có thể xử lý chúng ngay, tránh gây những hậu quả không đáng trong một dự án.
Ngoài ra, bạn cũng nên chăm chút cho chiếc CV của mình. Hãy trình bày thật rõ ràng các kỹ năng và chuyên môn về mảng PLC của mình cho nhà tuyển dụng xem. Nếu chưa biết cách trình bày một chiếc CV sao cho phù hợp thì có thể tham khảo bài “Hướng dẫn cách làm CV ấn tượng cho dân lập trình viên“.
Phỏng vấn
Cuối cùng, khi bạn đã chuẩn bị các bước ở trên và hồ sơ của bạn được nhận, bạn sẽ được hẹn ngày để phỏng vấn trực tiếp. Hãy nhớ đây là cơ hội để bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đây sẽ là buổi quyết định bạn có trúng tuyển hay không sau khi đã qua vòng loại CV.
Để buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ và thành công, bạn nên chuẩn bị tinh thần thật kỹ. Đồng thời cũng đừng quên nắm kỹ các kiến thức chuyên môn và những gì bạn trình bày trong CV để sẵn sàng thể hiện cho nhà tuyển dụng.
Bên cạnh đó, bạn nên tìm hiểu trước doanh nghiệp mà bạn chuẩn bị phỏng vấn để thêm phần tự tin khi được hỏi về doanh nghiệp đó. Và bạn cũng nên chuẩn bị một tinh thần thép để trả lời những câu hỏi đôi khi “hóc búa” từ các nhà tuyển dụng. Thậm chí là chuẩn bị các kỹ năng để thực hành code tại nơi phỏng vấn nếu được yêu cầu.
Trong thời gian tới, mình sẽ cố gắng tổng hợp bộ các câu hỏi thường được sử dụng trong phỏng vấn xin việc làm PLC để bạn tham khảo thêm.
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của mình về những lưu ý đặc biệt quan trọng khi tìm việc làm lập trình viên PLC. Hy vọng qua những nội dung này, bạn sẽ có được cái nhìn tổng quát và rút ra được kinh nghiệm cho bản thân. Chúc bạn sớm tìm được công việc lập trình PLC như bạn mong muốn.