Những lưu ý phải nắm khi ứng tuyển nhân viên lập trình Android

Những lưu ý nhất định phải nắm khi ứng tuyển nhân viên lập trình Android

Android đang được xem là hệ điều hành di động được sử dụng phổ biến nhất nhì trên thế giới hiện nay.  Vì vậy mà lượng người theo đuổi nghề lập trình viên Android cũng rất đông đảo. Nhu cầu tuyển nhân viên lập trình Android cũng vì thế mà trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết. Vậy khi đi ứng tuyển, các lập trình viên Android cần lưu ý điều gì? Nếu bạn cũng thắc mắc điều này thì bạn không nên bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi.  

Mục lục

Lập trình viên Android làm những gì?

Trước tiên để hiểu về lập trình viên Android và các công việc của họ, thì bạn phải hiểu cơ bản về khái niệm Android. Android là hệ điều hành di động (hiện nay có ở một số đầu phát HD, HD Player, TV) được phát triển bởi Google dựa trên nền tảng Linux. Kể từ khi phát hành cho tới thời điểm hiện tại, Android là hệ điều hành càng ngày càng được nhiều người lựa chọn.

Công việc chính của một nhà lập trình Android là thiết lập ứng dụng cho các thiết bị trên hệ điều hành Android, các thiết bị ngoại vi kết nối với hệ điều hành Android. Tuy nhiên, nhiệm của 1 lập trình viên Android lại nhiều hơn việc thiết lập ứng dụng, chẳng hạn:

  • Thiết lập 1 ứng dụng và làm cho ứng dụng có có thể sử dụng cho tất cả các thiết bị của Android.
  • Tiến hành mã hóa ứng dụng di động, xử lý layout, thread, service, broadcast receiver, custom views,…
  • Triển khai xây dựng các ứng dụng và đảm bảo bảo mật dữ liệu cho người dùng.
  • Phát triển các ứng dụng có sẵn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, khách hàng, người tiêu dùng.
  • Kiểm tra và sửa lỗi (nếu có) trước khi phát hành ứng dụng tới người dùng.
  • Biết cách thiết kế giao diện, tìm hiểu nhu cầu người dùng để thiết lập các giao diện phù hợp.
  • Đem ra giải pháp hoạt động tới nhà tiếp thị.
  • Cập nhật phản hồi của người dùng để cải tiến ứng dụng cho phù hợp.
  • Nâng cấp, cải tiến và cập nhật các ứng dụng cũ, tiến hành thiết lập và phát triển các ứng dụng mới.
  • Xuất bản ứng dụng dưới dạng APK lên các chợ ứng dụng (Google play).

Với sự phổ biến của Android trong giới phần mềm, sức hút của các nghề liên quan đến lập trình Android có sức hot hơn bao giờ hết. Vì vậy mà việc ứng tuyển nhân viên lập trình Android cũng có sức cạnh tranh mạnh đáng kể. Nếu thực sự muốn theo đuổi các vị trí công việc liên quan đến từ khóa “Android”, bạn cần thiết đọc các lưu ý mà chúng tôi triển khai dưới đây, nó thực sự sẽ giúp ích cho bạn.

Những lưu ý khi ứng tuyển nhân viên lập trình Android 

Để có thể thành công “lọt vào mắt xanh” của các nhà tuyển dụng Android, trước tiên bạn phải nắm được các nội dung công việc mà 1 lập trình viên Android cần làm. Sau đó tìm hiểu xem các kiến thức nào có thể bổ trợ cho công việc đó và tiến hành học tập. Khi đã nắm được các kiến thức, bạn đã có nền tảng đầu tiên để ứng tuyển việc làm. Nhưng như vậy thì chưa đủ, nếu chỉ có các kiến thức chuyên môn thôi, thì bạn vẫn thua xa đối thủ của mình. Vì vậy, khi đi ứng tuyển nhân viên lập trình Android, bạn cần tự trau dồi cho mình thêm các kỹ năng mềm, ngoại ngữ. Và đặc biệt, bạn cần nắm được các lưu ý mà chúng tôi chia sẻ sau đây, thì cơ hội trúng tuyển vào vị trí mà bạn mong muốn mới hơn các ứng viên khác được.

Những lưu ý phải nắm khi ứng tuyển nhân viên lập trình Android
Những lưu ý phải nắm khi ứng tuyển nhân viên lập trình Android

Các kiến thức về kiến trúc cơ bản của hệ điều hành Android

Android là hệ điều hành được tập hợp bởi một nhóm những phần mềm khác nhau, bao gồm 5 phần chính riêng biệt và 4 phân lớp:

  • Linux Kernel: Đây là nhân nền tảng mà Android dựa vào để phát triển. Nó có nhiệm vụ xử lý tiếp nhận các thiết bị ngoại vi như bàn phím, màn hình hiển thị, …Đồng thời, nó có thể xử lý tốt mạng kết nối và các trình điều khiển thiết bị, giúp việc giao tiếp với các thiết bị ngoại vi dễ dàng hơn.
  • Native Libraries: Đây là nơi chứa các thư viện gốc như WebKit, OpenGL, FreeType, SQLite, Media, …Trong đó, mỗi loại thư viện gốc sẽ chứa các chức năng riêng biệt. Chẳng bạn thư viện WebKit chịu trách nhiệm hỗ trợ trình duyệt, SQLite dành cho cơ sở dữ liệu, FreeType để hỗ trợ phông chữ,…
  • Android Runtime: Nó cung cấp một tập các thư viện cốt lõi để cho phép các lập trình viên viết ứng dụng bằng Java. Android Runtime bao gồm máy ảo Dalvik – 1 loại Java Virtual Machine được thiết kế đặc biệt để tối ưu cho Android. 
  • Application Framework: Bao gồm các API của Android như UI, điện thoại, tài nguyên, địa điểm, nhà cung cấp nội dung (dữ liệu) và người quản lý gói. Android Framework thực hiện các chức năng chính như: Activity Manager, Content Providers, Resource Manager, Notifications Manager, View System.
  • Applications: Đây là nơi hiển thị các ứng dụng mà bạn tạo ra như Danh bạ, tin nhắn, trò chơi, … trên các thiết bị của hệ điều hành Android.

Nắm được các kiến thức cơ bản trên thì bạn mới có thể hiểu được các kiến thức nâng cao sau này và tiến tới các level cao hơn trong mảng lập trình Android. 

Hiểu biết các loại ngôn ngữ lập trình thường dùng trong hệ điều hành Android

Nếu bạn muốn xây dựng các ứng dụng trên thiết bị Android, bạn phải thông thạo các ngôn ngữ để lập trình Android: 

Ngôn ngữ lập trình Java: Có rất nhiều ngôn ngữ khác cho bạn lựa chọn, nhưng bạn không nên học hết tất cả cách sơ sơ, mà nên chuyên sâu 1 vài ngôn ngữ lập trình. Java cũng được đánh giá là ngôn ngữ lập trình phổ biến cho tới thời điểm hiện nay. Vì thế bạn có thể thỏa sức sáng tạo ra các ứng dụng Android và được hỗ trợ bởi cộng đồng lập trình viên Java khi gặp khó khăn.

Ngôn ngữ lập trình Kotlin: Kotlin được phát triển để hỗ trợ 1 vài vấn đề tồn tại ở Java, giúp việc thiết kế ra 1 ứng dụng Android  thuận lợi hơn, đem tới kết quả cao nhất. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp 2 loại ngôn ngữ lập trình này để khai thác tối đa thế mạnh của chúng. Tuy chưa được sử dụng nhiều như Java nhưng Kotlin dần được ứng dụng phổ biến trong lập trình Android.

Đó là 2 loại ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến trong hệ điều hành Android. Nếu bạn muốn ấn tượng hơn nữa trong mắt các nhà tuyển dụng, tốt hơn bạn nên học thêm các ngôn ngữ khác như: Ngôn ngữ XML, ngôn ngữ lập trình SQL, C++, C#, Python, Draft, Lua, HTML5/CSS, JavaScript.

Thành thạo Android Software Development Kit (SDK) và Android Studio

Muốn thiết kế các ứng dụng trên Android, lập trình viên nên sử dụng công cụ Android SDK để viết code. Đây là công cụ tuyệt vời trong phát triển hệ điều hành Android, từ thư viện tới  fix bug và giả lập thiết bị di động,…

Android Studio là nơi các lập trình viên viết code và lắp ráp các mô-đun lại thành 1 ứng dụng hoàn chỉnh, ngoài ra bạn cũng có thể dùng Eclipse để xử lý công việc tương tự.

Các kỹ năng mềm

Vì tính chất công việc, các lập trình viên luôn gắn liền với máy tính và cho rằng việc rèn luyện các kỹ năng mềm là không cần thiết. Tuy nhiên, đây lại là điểm trừ của các lập trình viên giỏi trong mắt các nhà tuyển dụng. Mặc dù lập trình viên sở hữu kỹ năng làm việc tốt nhưng lại kém kỹ năng mềm thì vẫn không bằng các lập trình viên khác sở hữu song song 2 yếu tố đó.

Để việc ứng tuyển nhân viên lập trình Android trơn tru, tốt hơn là bạn nên rèn luyện sớm các kỹ năng như: Kỹ năng lập luận, phân tích, giải quyết các vấn đề; Kỹ năng làm việc nhóm – hợp tác; Kỹ năng quản lý thời gian; ….để lấy được sự thu hút từ các nhà tuyển dụng.

Ngoại ngữ

Dù theo đuổi bất kỳ lĩnh vực nào trong ngành CNTT, kể cả lập trình viên Android, bạn cũng nên sở hữu cho mình ít nhất 1 ngoại ngữ. Nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều cho cả công việc hiện tại và cơ hội trong tương lai. Khi giao lưu với cộng đồng lập trình viên ở các nền văn minh lớn khác trên thế giới, bạn sẽ có cơ hội học hỏi được nhiều kiến thức, kỹ năng hơn để phát triển bản thân, nâng tầm giá trị.

Chuẩn bị hồ sơ và phỏng vấn

Ở bước chuẩn bị hồ sơ, bạn nên trình bày thông tin của mình ngắn gọn trong từ 1-2 trang giấy. Và chú ý, hãy trình bày những gì cần thiết và làm nổi bật chuyên môn của bạn bằng các kỹ năng liên quan đến lập trình Android. 

Trước khi đi phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị từ trước về trang phục, những câu hỏi và kỹ năng cần có để trình bày trong buổi phỏng vấn. Đừng quên đến trước giờ được hẹn trước 15 phút để phòng hờ các sự cố ngoài ý muốn xảy ra nhé!

Tổng kết

Qua bài viết về những lưu ý nhất khi ứng tuyển nhân viên lập trình Android, chắc hẳn các bạn cũng đã nắm được một vài kiến thức cơ bản cần biết. Hy vọng những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ phù hợp và hữu ích với bạn. Chúc các bạn sớm xin được việc lập trình Android như ý.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *